Tựu trường mà chưa khai trường

Liệu có những nghiên cứu xã hội học nào cho thấy tính ưu việt, hơn hẳn của cái sự có thêm “ngày tựu trường” dọn đường cho “ngày khai trường” truyền thống?
Học sinh trường tiểu học Lương Thế Vinh trong ngày tựu trường năm học 2018-2019. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Học sinh trường tiểu học Lương Thế Vinh trong ngày tựu trường năm học 2018-2019. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Sáng nay bạn bè tôi ở một số tỉnh thành đã đưa con em tới trường để bắt đầu năm học mới 2019-2020. 

Nhưng đây mới chỉ là ngày tựu  trường, ngày để thầy trò trở lại trường làm những công việc tổ chức, sắp xếp, làm quen,… Còn ngày khai giảng, hay ngày khai trường, được thống nhất trên cả nước là ngày 5-9-2019.

Ngày tựu trường được linh động rải ra trong suốt tháng 8 cho tới đầu tuần cuối cùng của tháng tựu trường này. Vì thế, ngay từ ngày 1-8 đã có một số nơi tựu trường. Ở TP.HCM, gần 2 triệu học sinh các bậc tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên sẽ tựu trường vào ngày thứ Hai 19-8-2019 theo thông báo của UBND TP.HCM hồi tháng 7-2019.

Tựu trường có nghĩa là thầy trò “game over” một mùa hè - từ hồi nào đó không còn gọi là “nghỉ hè” mà chính xác bản chất là “học kỳ 3” hay “học kỳ phụ trội”. Nhà thơ Đỗ Trung Quân hồi năm 1984 trong bài thơ Chút Tình Đầu có vẻ lãng mạn, ngây thơ thảng thốt hỏi rằng ”Em chở mùa hè của tôi đi đâu?” Có lẽ sau khi có con, ông đã tìm được câu trả lời cho chính mình: “Chở đi học hè chớ đi đâu!”. 

Tôi cũng không nhớ từ năm nào lại nảy sinh ra hai cái ngày khác nhau: “ngày tựu trường” và “ngày khai trường”. Liệu có những nghiên cứu xã hội học nào cho thấy tính ưu việt, hơn hẳn của cái sự có thêm “ngày tựu trường” dọn đường cho “ngày khai trường” truyền thống? Chỉ có thể chắc chắn rằng thầy trò đã bị lấy mất một miếng thời gian, có khi cả tháng trời, của mùa hè - vốn được cả thế giới, hình như trừ Việt Nam là cá biệt - thiết kế làm thời gian cho thầy trò thư giãn nghỉ ngơi cho giảm căng thẳng sau một năm học, và để thể xác lẫn tinh thần được hồi sức, tỉnh táo, khỏe khoắn sẵn sàng cho một năm học mới.

Có lẽ người ta giải thích rằng cần phải có sự chuẩn bị, ổn định trước để ngay sau khi làm lễ khai giảng là có thể bắt đầu học ngay. Mà có lẽ bây giờ cái sự học ở nhà trường nó phức tạp hơn xưa. Ngày trước, chất lượng giáo dục được đánh giá cao không ai có thể phủ nhận mà chỉ có một ngày khai trường, làm lễ ngắn gọn và đơn giản xong là học sinh về lớp, chép thời khóa biểu năm học mới, là bắt đầu một năm học mới ngay và luôn. Chỉ có điều, lẽ ra mọi sự chuẩn bị sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới là phần việc của nhà trường, hoặc cùng lắm là lôi kéo thêm thầy cô vào.

Nói cách nào đó, đây là cái sự tới trường mà chưa phải là đi học. Và bởi đã tựu trường trong ấm ức (vì bị cắt mất mùa hè) nên các thế hệ học sinh không còn được trải nghiệm những cảm xúc thật sự của ngày khai trường. Đó là cái ngày lẽ ra ghi dấu ấn trong đời học sinh khi là lần đầu tiên đi học (cho người mới đi học) và ngày đầu tiên trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè. Và cũng vì đã tựu trường nên ngày khai trường chỉ còn mang tính hình thức, nghi lễ, chủ yếu dành cho… người-lớn-không-phải-phụ-huynh. Và phải chăng vì vậy mà tiếng trống khai trường vốn thiêng liêng trong đời học sinh giờ trở nên xa vắng, ảo diệu, lạc lõng thậm chí già giả…

Theo PLO
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.