Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho hay công tác tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ có một số điều chỉnh về kỹ thuật, lịch trình sớm hơn và thay đổi trong cách tính điểm ưu tiên.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: TTXVN)
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: TTXVN)

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa cho biết kế hoạch tuyển sinh tổng thể năm 2023 sẽ được thiết kế với lịch trình sớm hơn năm 2022 để công tác tuyển sinh có thể hoàn tất và bắt đầu năm học mới vào đầu tháng 9/2023.

Cũng theo bà Thủy, về cơ bản, công tác tuyển sinh năm 2023 sẽ được giữ ổn định như năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy chế tuyển sinh mới nhưng vẫn có một số thay đổi.

Bộ sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật, giao diện… trên phần mềm của Hệ thống tuyển sinh chung để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đăng ký xét tuyển và hạn chế tối đa nhầm lẫn của thí sinh.

Bên cạnh đó, có một số quy định mới về chính sách ưu tiên đã được quy định trong Quy chế tuyển sinh năm 2022 và có hiệu lực từ năm 2023.

Cụ thể là quy định mới điều chỉnh về đối tượng được cộng điểm ưu tiên tại Điểm d khoản 1 Điều 7: "Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp". Như vậy, mùa tuyển sinh đại học năm 2023, chỉ những thí sinh tốt nghiệp năm 2022 và 2023 có đăng ký xét tuyển thì được hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực.

Khoản 4 Điều 7 quy định về Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: "Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này"

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay các điều chỉnh nêu trên tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, tránh nhầm lẫn đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh trong tuyển sinh. Các thí sinh sẽ được xét tuyển công bằng, xét tuyển bằng đúng thực lực, thế mạnh, năng lực của bản thân để trúng tuyển, đặc biệt là vào các trường đại học, cao đẳng có mức độ cạnh tranh cao, cần nguồn tuyển đầu vào có chất lượng xuất sắc.

“Vào thời điểm hiện tại, tôi cho rằng thí sinh cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị các điều kiện về thể chất, tâm thế, tâm lý vững vàng và cần thiết, để tham gia vào các kỳ thi quan trọng sắp tới đạt kết quả tốt nhất, sau đó tham gia xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thí sinh cũng cần tìm hiểu kỹ các ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của bản thân, tránh trường hợp chọn ngành theo cảm tính hay theo trào lưu mà thiếu nghiên cứu, thiếu thông tin đầy đủ,” bà Thủy nói.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.