Tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc giảm 70% nhờ luật 'hạ nhiệt'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số vụ ly hôn ở Trung Quốc đã giảm hơn 70% trong quý đầu tiên của năm nay, sau khi một đạo luật gây tranh cãi quy định một “thời kỳ hạ nhiệt” để tạo cơ hội cho các cặp đôi suy nghĩ lại trước khi chính thức "đường ai nấy đi".
Tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc giảm 70% nhờ luật 'hạ nhiệt'

Luật mới yêu cầu các cặp vợ chồng phải đợi 30 ngày trước khi chính thức ly hôn, nhưng một số người nói rằng quy định này khiến giới trẻ có xu hướng trốn tránh hôn nhân nhiều hơn.

Theo số liệu do Bộ Nội vụ công bố, có tới 296.000 vụ ly hôn đã được đăng ký trong 3 tháng đầu năm 2021, giảm khoảng 1,06 triệu trường hợp so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc đang tăng đều đặn trong khi tỷ lệ kết hôn giảm, xu hướng này đã dẫn đến tỷ lệ sinh thấp và gây ra cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Trung Quốc.

Đáp lại, chính phủ đã tăng cường tuyên truyền các giá trị gia đình và hôn nhân truyền thống, đồng thời không khuyến khích ly hôn. Giai đoạn "hạ nhiệt" là một phần của bộ luật dân sự sâu rộng có hiệu lực vào ngày 1/1, bao gồm các quy định liên quan tới hôn nhân, quyền nhận con nuôi và quyền sở hữu tài sản.

Luật cũng yêu cầu các cặp đôi đang muốn ly hôn phải đợi 30 ngày trước khi được chính thức hóa ly hôn. Nếu các cặp đôi không xuất hiện trong hai cuộc hẹn từ 30 đến 60 ngày kể từ khi nộp đơn, đơn đăng ký của họ sẽ tự động bị hủy.

Tuy nhiên, thời gian "giảm nhiệt" không được áp dụng cho những vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình. Ngay sau khi quy định này được ban hành, dư luận Trung Quốc đã tỏ ra phẫn nộ, nhất là nữ giới, trong khi đó nhiều người trẻ càng coi đây là cái cớ để né tránh hôn nhân.

Ngoài ra, cộng đồng mạng Trung Quốc cũng đặt nghi vấn về số liệu các vụ ly hôn, họ nghi ngờ rằng xu hướng giảm có thể bắt nguồn các rào cản của chính quyền, trong đó nhiều người cho biết họ không đặt được lịch làm thủ tục ly hôn.

“Hôn nhân không cần hạnh phúc nhưng ly hôn thì phải được hạnh phúc. Dữ liệu này chỉ có thể cho thấy 70% số người đã mất cơ hội theo đuổi hạnh phúc”, một người Weibo bình luận.

“Giờ đây, thời kỳ 'hạ nhiệt' đã trở thành hiện thực, chúng ta nên bắt đầu tập trung vào những vấn đề có thể được giải quyết một cách thực tế, ví dụ như nghiên cứu những ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ và cách loại bỏ những vấn đề tiêu cực", theo Chen Yaya, một nhà nghiên cứu về giới tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho biết.

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).