Tỷ phú người Mỹ gốc Việt và “cỗ máy in tiền” siêu khủng

Tạp chí Forbes mới đây công bố danh sách 1.000 người giàu nhất thế giới, trong đó có doanh nhân 70 tuổi người Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều. Ông hiện đang sở hữu ‘cỗ máy in tiền’ Shanghai RAAS cùng khối tài sản 2,8 tỷ USD.
Tỷ phú người Mỹ gốc Việt và “cỗ máy in tiền” siêu khủng
Tỷ phú người Mỹ gốc Việt và “cỗ máy in tiền” siêu khủng - anh 1

Tỷ phú Hoàng Kiều hiện là doanh nhân có khối lượng tài sản

tăng nhanh nhất trong danh sách tỷ phú của Forbes

Theo Forbes, tính cho đến giữa tháng 9/2014, Hoàng Kiều trở thành tỷ phú có khối lượng tài sản tăng nhanh nhất trong 1000 tỷ phú thuộc bảng xếp hạng của tờ tạp chí danh tiếng này (từ 1,6 tỷ USD hồi tháng 3 tăng lên 2,8 tỷ USD tính đến ngày 19/9).

Tỷ phú người Mỹ gốc Việt và “cỗ máy in tiền” siêu khủng - anh 2

Tỷ phú Hoàng Kiều xếp thứ 634 trong danh sách

'1000 người giàu nhất thế giới' của Forbes

Với khối tài sản 2,8 tỷ USD, Hoàng Kiều hiện là tỷ phú giàu thứ 634 của thế giới và thứ 222 tại Mỹ.

Doanh nhân 70 tuổi, hiện đang sinh sống tại Mỹ, là ông chủ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế - Shanghai RAAS – trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc. Doanh nghiệp này chính là ‘cỗ máy in tiền’ siêu khủng, giúp cho tỷ phú thăng hạng trong bảng danh sách những ‘đại gia’ tỷ phú trên thế giới.

Hoàng Kiều hiện sở hữu 183,6 triệu cổ phiếu, tương đương 37% vốn của Shanghai RAAS và bắt đầu có tên trong danh sách các tỷ phú của thế giới sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hồi giữa tháng 1/2014.

Nổi lên muộn màng ở Mỹ, khi đã bước sang tuổi 70 mới vào danh sách tỷ phú thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng thứ hạng của tỷ phú người Mỹ gốc Việt là một hiện tượng nổi bật trong danh sách cả nghìn tỷ phú USD của thế giới.

Tỷ phú người Mỹ gốc Việt và “cỗ máy in tiền” siêu khủng - anh 3

Tỷ phú Hoàng Kiều thường tham gia tổ chức các

cuộc thi sắc đẹp thế giới

Hoàng Kiều sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tình Quảng Trị, trong một gia đình nho giáo. Ông nội của Hoàng Kiều là một vị quan của triều Nguyễn.

Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng Kiều đã đến Sài Gòn học tập. Năm 1975, sau vài tháng chuyển sang Mỹ định cư, Hoàng Kiều đã nhận một công việc tại công ty dược phẩm Abbott.

Năm năm sau, từ một nhân viên bình thường, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc kiểm tra và sản xuất huyết tương.

Năm 1987, ông thành lập công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải.

Trong một khoảng thời gian rất ngắn, xấp xỉ nửa năm, vị đại gia Việt đã vượt qua 138 tỷ phú nước Mỹ và đứng trên 22 trong số 24 tỷ phú có cùng số tài sản là 2,8 tỷ USD khác nhờ vào tốc độ tăng trưởng ấn tượng và triển vọng của Shanghai RAAS tại thị trường rộng lớn Trung Quốc.

Thành công của Hoàng Kiều là kết quả của quá trình làm việc cật lực hơn 20 năm tại Mỹ và cũng chừng ấy thời gian vận hành Shanghai RAAS tại Trung Quốc. Đúng 40 năm rời xa Việt Nam, ông Hoàng Kiều đã trở thành Việt kiều giàu nhất trên phạm toàn thế giới nhờ nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của mình.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.