UNESCO: Bảo vệ động vật phù du là bảo vệ đại dương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Động vật phù du, một phần quan trọng của hệ sinh thái biển, đang phải đối phó với sự thay đổi khí hậu. Cùng Ngày Nay tìm hiểu các loài động vật phù du, hệ sinh thái bị ảnh hưởng như thế nào và sự cần thiết của việc bảo vệ chúng.
Một động vật giáp xác chân kiếm (Calanoida sp.). Ảnh: Wikipedia
Một động vật giáp xác chân kiếm (Calanoida sp.). Ảnh: Wikipedia

Vào buổi sáng sớm mùa đông tại trạm nghiên cứu Palmer, Nam Cực, một nhóm nhà nghiên cứu mặc quần áo giữ nhiệt chống nước, đi xuống phòng thủy cung. Nơi đây có các bể chứa đầy loài nhuyễn thể Nam Cực - động vật phù du biển nhỏ nhưng rất quan trọng, là loài chủ chốt trong mạng lưới thức ăn của Nam Đại Dương. Nhiệt độ trong phòng khoảng 0 độ C, lạnh, ẩm và gần như tối om.

Tiến sĩ Kim Bernard, nhà hải dương học tại Đại học bang Oregon, cho biết họ phải dùng đèn có ánh sáng đỏ để xuống đây vì ánh sáng trắng gây căng thẳng cho loài nhuyễn thể. Tiến sĩ Bernad mơ ước được làm việc ở Nam Cực từ khi còn là một thiếu nữ. Hiện nay, với hành trình thám hiểm nghiên cứu, cô đã dành 39 tháng ở lục địa lạnh nhất hành tinh.

UNESCO: Bảo vệ động vật phù du là bảo vệ đại dương ảnh 1

Tiến sĩ Bernard quan sát một mẫu nhuyễn thể ở Nam Cực - loài giáp xác

nhỏ bé có thể đạt chiều dài tối đa 6 cm. Ảnh: Kim Bernard

Khi ở trên con tàu nghiên cứu tới trạm Palmer, nhóm của tiến sĩ Bernard đã thu thập hàng ngàn loài nhuyễn thể sống từ vùng nước lạnh của Nam Đại Dương. Sau đó, chúng được đặt trong các bể chứa trong phòng thủy cung tối. Đội nghiên cứu sẽ quan sát những sinh vật nhỏ bé này bị ảnh hưởng như thế nào khi điều kiện môi trường thay đổi.

Theo tiến sĩ Barnard, động vật phù du là một phần thiết yếu của hầu hết các lưới thức ăn biển. Các loài nhuyễn thể cũng là thức ăn của cá voi xanh, cá voi lưng gù, nhiều loại hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển.

Cô thông tin thêm, nhuyễn thể và các động vật phù du khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong các chu trình sinh địa hóa khác nhau. Chúng lấy carbon ra khỏi vùng nước bề mặt và chuyển nó xuống biển sâu, điều này rất quan trọng đối với khí hậu.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Một bài báo trên trang Thế giới Tự nhiên do tiến sĩ Bernard đồng tác giả đã cung cấp đánh giá sâu rộng về các nghiên cứu khác nhau, cho thấy động vật phù du đang hoạt động như thế nào khi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đại dương nóng lên có lợi cho một số loài động vật phù du hơn những loài khác, nhưng hầu hết chúng đang trải qua phản ứng phổ quát đối với môi trường sống thay đổi: đỉnh điểm là sự đa dạng loài của động vật phù du đang thay đổi theo thời gian, chúng đang nhỏ lại và di chuyển về phía hai cực hoặc xuống sâu hơn dưới đại dương.

Giờ đây, thách thức là theo dõi và tìm hiểu điều gì xảy ra khi động vật phù du thay đổi địa bàn sống, đặc điểm cơ thể và chúng có tác động gì đối với các quần thể cá, chim, động vật có vú.

Động vật phù du - một trong những sinh vật thiết yếu của đại dương

Động vật phù du là thước đo quan trọng của đại dương, chúng có thể là công cụ giám sát hiệu quả tình trạng đại dương, liên hệ với các yếu tố khác của hệ sinh thái biển. Động vật phù du đóng vai trò chính trong nhiều chuỗi thức ăn biển và các chu trình hóa sinh. Vì vậy sự phong phú, đa dạng của chúng là một trong những ưu tiên hàng đầu của cộng đồng nghiên cứu đại dương.

Tuy nhiên, bài báo đề cập rằng có những lỗ hổng trong quá trình quan sát thay đổi tổng quát sự phong phú và đa dạng của động vật phù du. Việc giám sát toàn diện hệ sinh thái biển nói chung rất khó khăn, đặc biệt là dưới bề mặt. Chỉ quan sát liên tục mới có thể đo lường cách hệ thống biển hoạt động và những biến đổi của biển do tác động của con người.

Tiến sĩ Barnard cho biết, động vật phù du là phần quan trọng nhất của hệ sinh thái Nam Cực. Với sự thay đổi khí hậu, băng tan dần, nguồn thức ăn của chúng cũng đang biến đổi. Đó là lý do tại sao nhiệm vụ quan trọng là phải nghiên cứu phản ứng loài nhuyễn thể đối với biến đổi khí hậu. Quan sát về sự thay đổi của động vật phù du, liên kết chúng với các loài khác sống dưới biển có thể giúp chúng ta bảo vệ đại dương tốt hơn./.

Theo UNESCO
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
(Ngày Nay) - Theo hãng tin Yonhap ngày 29/3, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập đổ bộ quy mô lớn, trong đó huy động các lực lượng binh sĩ, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu tàng hình và trực thăng.
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
(Ngày Nay) - Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) Phan Hộ cho biết: Trung bình mỗi ngày, khách du lịch đến Mỹ Sơn dao động từ 1.300 đến 1.500 người, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng này, Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đặt kế hoạch đón 300.000 khách trong năm 2023.
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
(Ngày Nay) - Sau giải đấu Doha Cup 2023, HLV Philippe Troussier khẳng định không cảm thấy tiếc nuối hay hối hận nhưng cũng lường trước những quan điểm trái ngược khi đội bóng thua cả 3 trận.
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
(Ngày Nay) - Với khát vọng tạo sinh kế bền vững cho nông dân, kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thiên Vũ và các cộng sự đã tạo ra những chiếc máy bay không người lái (drone) nhằm hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả, tạo bước ngoặt trong nông nghiệp.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
(Ngày Nay) - Theo VCSC, việc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như VCSC, Viet Capital Securities, VCI, Chứng khoán Bản Việt đã làm pha loãng sức mạnh thương hiệu của công ty và do đó cần phải nhanh chóng đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu.