Thanh thiếu niên thường có những nhu cầu sức khỏe khác biệt so với người lớn và trẻ em. Họ có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến sức khỏe sinh sản, tinh thần, lạm dụng chất kích thích và các vấn đề giới tính. Hiểu được điều này, UNESCO đã phối hợp với Bộ Y tế Tanzania phát triển và thể chế hóa bảng câu hỏi và thẻ điểm đánh giá dịch vụ sức khỏe của học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ YFHS phù hợp với nhu cầu của thanh thiếu niên.
Đây là chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách xác định các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra khuyến nghị để cải thiện.
Tiến sĩ Matobogolo Boazi từ Đại học Dodoma chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng biết ơn UNESCO vì đã cung cấp thẻ điểm và tổ chức khóa tập huấn hướng dẫn sử dụng chúng hiệu quả. Nhờ vậy, chúng tôi có thể thu thập phản hồi từ sinh viên, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ Y tế đề ra."
Alex Nzota, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Dodoma từng cảm thấy e ngại khi sử dụng dịch vụ y tế tại trường. Tuy nhiên, sau khi tham gia quá trình đánh giá dịch vụ YFHS bằng cách sử dụng thẻ điểm, Alex đã có cái nhìn khác: "Bây giờ em cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ y tế. Em có thể chia sẻ trải nghiệm thông qua bảng câu hỏi trong thẻ điểm."
Sinh viên có thể thoải mái chia sẻ trải nghiệm của mình. Ảnh: UNESCO |
Nhằm tăng cường ứng dụng thẻ điểm YFHS trong khuôn viên trường, UNESCO đã tổ chức cuộc họp kỹ thuật vào ngày 26-27/3/2024. Cuộc họp thu hút sự tham gia của 38 đại diện đến từ Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ, Tổ chức Hợp tác Y tế AIDS (TACAIDS), đại diện sinh viên và các bên liên quan khác.
Bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ YFHS, sinh viên có thể được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng học tập.