Ưu tiên hàng đầu của Huawei trong năm 2020

(Ngày Nay) - Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, Chủ tịch Huawei - Liang Hua đã tập trung vào các thách thức hiện tại của công ty sau khi chính phủ Mỹ liệt công ty vào "danh sách đen" thương mại hồi đầu năm.

Ưu tiên hàng đầu của Huawei trong năm 2020

"Mặc dù phải chịu mọi áp lực, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo sự sống còn", Chủ tịch Huawei khẳng định.

Ngoài ra, ông Liang cũng chia sẻ với quan điểm của CEO Nhậm Chính Phi rằng Huawei như một chiếc máy bay, dù đã trúng đạn nhưng vẫn có thể bay trở về an toàn.

"Để hạ cánh an toàn, chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề và vá từng lỗ thủng một, như thiết kế lại một số sản phẩm của chúng tôi và đảm bảo cung cấp liên tục", ông Liang chỉ ra.

Vị Chủ tịch nói rằng do sự hiện diện kinh doanh của Huawei ở Mỹ "hầu như không tồn tại", nên công ty đang tập trung vào các quốc gia nơi các sản phẩm và dịch vụ của họ được chào đón.

Huawei hỗ trợ toàn cầu hóa trong việc phát triển 5G

Ông Liang bác bỏ các cáo buộc rằng tương lai của công nghệ 5G sẽ chỉ được định đoạt bởi Huawei và do chính phủ Trung Quốc kiểm soát.

"Chúng tôi không muốn khép mình vì mục đích theo đuổi sự đổi mới độc lập và tự túc. Nếu chúng ta chỉ phụ thuộc vào chính mình, chúng ta sẽ không thể cạnh tranh trong thị trường toàn cầu trong tương lai. Tại Huawei, chúng tôi chắc chắn hỗ trợ toàn cầu hóa, đặc biệt là đối với chuỗi cung ứng của chúng tôi", theo đại diện Huuawei.

Đồng thời, ông Liang nói rõ rằng các hành động của chính phủ Mỹ đã thúc đẩy Huawei tự thiết kế và phát triển nhiều bộ phận của công ty.

"Nếu chính phủ Mỹ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục cung cấp cho Huawei, chúng tôi vẫn sẽ mua các linh kiện của họ để xây dựng chuỗi cung ứng của mình", ông Liang lưu ý.

Ngoài ra, Chủ tịch Huawei bác bỏ tuyên bố rằng vai trò hàng đầu của công ty này trong công nghệ 5G có thể bị chính phủ Trung Quốc lợi dụng cho hoạt động gián điệp.

"Huawei chỉ cung cấp thiết bị và không tham gia vào các hoạt động mạng, vì vậy chúng tôi không có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, ông Liang cho biết.

Theo Sputnik
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.