Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020

(Ngày Nay) - Chẳng phải ngẫu nhiên mà đỉnh Núi Bà Đen (Tây Ninh) trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng Đông Nam bộ. Ít ai biết rằng, đỉnh núi này là nơi sở hữu cả một quần thể chùa, điện, miếu, tháp linh thiêng, có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với nhiều điển tích kỳ bí. Đó cũng là lý do chính khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hành hương thu hút đông du khách bậc nhất cả nước mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Dịp Tết Canh Tý năm nay, lần đầu tiên Núi Bà Đen sẽ có một hệ thống cáp treo hiện đại đi vào vận hành (kể từ ngày 18/1), hứa hẹn sẽ góp phần thu hút ngày càng đông du khách đến hành hương, vãn cảnh, đồng thời mở ra vô vàn trải nghiệm kỳ thú cho du khách đến với núi Bà Đen. Hãy cùng khám phá những địa danh linh thiêng trong quần thể Núi Bà Đen dưới đây để hiểu phần nào lý do Tây Ninh được mệnh danh là miền đất Thánh.

Chùa Bà Đen

Tọa lạc ở độ cao 350m giữa lưng chừng núi Bà Đen là chùa Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Tự hay còn gọi là chùa Phật, chùa Thượng) được hình thành năm 1745 và xây dựng năm 1763. Đây cũng là ngôi chùa cổ xưa nhất tại Tây Ninh.

Ngôi chùa có tuổi đời hơn 300 năm này thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (tục gọi là Bà Đen) được người dân địa phương và du khách truyền tụng nhiều về sự linh thiêng. Có nhiều truyền thuyết ly kì xung quanh lịch sử hình thành và tên gọi Chùa Bà Đen. Không ai rõ thực hư của những truyền thuyết đó nên ngôi chùa cổ này lại càng thu hút sự tò mò của du khách. 

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 1

Chùa được trùng tu và khởi dựng lại vào năm 1997. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ hai cột đá xanh được tạc từ đầu thế kỷ ở 20 ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn vô cùng độc đáo. Chánh điện rộng hơn 200 m2, với nhiều cột kèo, gian thờ sơn son thếp vàng, tượng Phật Thích Ca cao 2,5 m, hai bên là các tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán vô cùng uy nghiêm. Trong khi nơi thờ tự chính của chùa là hang đá nhỏ có bức tượng Ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu nặng 240kg được điêu khắc tinh xảo.

Nằm giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, Chùa Bà Đen là địa điểm hành hương được yêu thích của nhiều du khách mỗi khi đến Tây Ninh, đặc biệt là vào dịp Hội Xuân núi Bà Đen (tổ chức từ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm) và Lễ Vía Bà diễn ra vào các ngày mùng 4,5,6 tháng 5 Âm lịch.

Năm nay, dự kiến chùa Bà Đen sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái, vãn cảnh hơn mọi năm nhờ có hệ thống cáp treo hiện đại và vô vàn trải nghiệm mới mẻ tại Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen do Tập đoàn Sun Group đầu tư.

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 2

Cụ thể, sẽ có thêm một tuyến cáp treo dẫn lên Chùa Bà Đen với thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 6 phút và công suất vận chuyển cũng tăng gấp 2 lần so với tuyến cáp treo cũ, đáp ứng lượng lớn người hành hương đến chiêm bái tại Chùa Bà. Ngoài ra, khuôn viên của chùa cũng được Sun Group cải tạo mở rộng, tạo cảnh quan và không gian sạch đẹp cho du khách vãn cảnh, cầu an.

Bên cạnh đó là một tuyến cáp treo dẫn thẳng lên đỉnh núi Bà Đen, với thời gian di chuyển chỉ 8 phút, công suất lên tới 4.400 người/giờ, thay cho việc phải leo bộ khoảng 2 giờ như trước đây. Với sự thay đổi lớn này, mọi du khách, từ trẻ em tới người cao tuổi, đều có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên ở độ cao 986m và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo chỉ có ở Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen.

Ngoài ra, cả 3 nhà ga cáp treo do Sun Group đầu tư tại đây cũng sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo, mang nhiều dấu ấn văn hoá của vùng đất Tây Ninh, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn hấp dẫn dành cho du khách khi đến đây.

Chùa Linh Sơn Hoà Đồng

Men theo các bậc thang bên hông chùa Bà Đen, du khách đi theo bảng chỉ dẫn sẽ lên tới Chùa Linh Sơn Hoà Đồng (Chùa Hoà Đồng). Được khôi phục lại từ một ngôi chùa cũ nơi Hòa thượng Thích Giác Điền từng tu tập trong những năm giữa thế kỷ 20, chùa Linh Sơn Hòa Đồng xây dựng theo kiến trúc quen thuộc của chùa miếu Nam Bộ.

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 3

Nằm biệt lập ở một góc núi Bà Đen và có diện tích chỉ khoảng 200m2 nên không gian Chùa Hoà Đồng rất tĩnh mịch, bình yên. Đặc biệt, lối dẫn vào chùa được xây dựng thiết kế như cây cầu gỗ và mái che được lợp bởi những tán cây rừng nên không gian rất xanh mát, đồng thời có thể thoả thích ngắm cảnh núi non và đồng bằng từ độ cao 350m. Ngoài ra, du khách còn có dịp chiêm bái tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn trên đường đến Chùa Hoà Đồng.

Chùa Linh Sơn Long Châu (Chùa Hang):

Đi qua khu vực Linh Sơn Tiên Thạch Tự và leo thêm gần 100 bậc thang nữa, du khách sẽ đến Chùa Hang. Chùa được thành lập năm 1830, trùng tu năm 1995, theo hệ phái Bắc Tông. 

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 4

Khu vực Chùa Hang hiện còn bia tưởng niệm 181 cán bộ chiến sĩ trinh sát thuộc Phòng Quân bảo – Bộ Tham mưu miền B2 đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, từ Tết Canh Tý năm 2020, nơi đây sẽ có thêm nhà ga cáp treo mang dáng dấp một ngôi chùa Phật giáo miền Nam được xây dựng theo kiến trúc của chính Chùa Hang và Linh Sơn Tiên Thạch Tự với rất nhiều điểm nhấn độc đáo trong thiết kế ngoại thất lẫn nội thất.

Chùa Quan Âm 

Chùa Quan Âm hay còn gọi là Động Ba Cô là ngôi chùa nằm cao nhất trong quần thể Chùa Bà Đen. Từ Chùa Hang, du khách phải đi qua cả trăm bậc thang với độ dốc thẳng đứng mới lên được tới Chùa Quan Âm. 

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 5

Nơi đây có Quan Âm Tự thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng nhiều miếu và hang động nhân tạo thờ Cô và thờ Mẫu. Các hang động được hình thành bởi những phiến đá khổng lồ tự nhiên, sau đó được trang trí thêm các thạch nhũ ở trên trần hang rũ xuống và tạo thêm tiếng nước chảy róc rách xung quanh, tạo cảm giác vừa linh thiêng vừa kỳ bí. Đến Chùa Quan Âm, du khách còn có thể xin xăm, xin keo cầu an cho năm mới.

Chùa Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)

Chùa nằm ở vị trí chân núi Bà Đen ngay lối cổng ra vào Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen nên rất thuận tiện cho du khách lui tới chiêm bái. Chùa theo hệ phái Bắc Tông, được thành lập năm 1876 và cùng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020 ảnh 6

Cũng như Chùa Bà Đen, Chùa Trung sở hữu kiến trúc đặc trưng của Phật giáo miền Nam với những hoạ tiết phù điêu hoa lá, vân mây tinh tế và đặc sắc. Mái chỉ vuốt nhẹ cong nổi bật giữa nền trời. Chùa còn sở hữu khu vườn rộng rãi rợp bóng bồ đề, có vườn tượng kỷ niệm ngày thái tử Tất Ðạt Ða vừa mới sinh ra đã bước đi 7 bước, làm nở theo 7 đoá sen hồng và giảng đường Tâm Hoà khánh thành cuối năm 2016.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.