'Vàng son' sẽ sống lại?!

[Ngày Nay] - Đà Lạt được bắt đầu là một thành phố nghỉ dưỡng, và chỉ vài chục năm sau, Đà Lạt được quy hoạch để chuyển từ một nơi nghỉ dưỡng thành đô thị hành chính. Và tất nhiên, miền cao nguyên nên thơ ấy tiếp tục trải qua nhiều lần như vậy nữa trong quá trình phát triển lịch sử đô thị của mình.

Dù Đà Lạt đã trải qua nhiều lần thay đổi quy hoạch, phát triển nhưng nó vẫn định hình là một thành phố với cấu trúc nguồn gốc của nó.     

Khói sương có khi cũng là… di sản

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 1

Một biệt thự cổ trong sương mai ở Đà Lạt. Nguyễn Hàng Tình.

Alexandre Yersin không phải người châu Âu đầu tiên đặt chân lên vùng cao nguyên Lang Bian nhưng chính ông là “giấy khai sinh” của Đà Lạt sau này. Và cũng chính ông đã hối tiếc vì điều đó. Ông nhớ về một Lang Bian hoang vắng, nhớ làn cỏ xanh cao hoang dại. Và nếu còn sống, nhìn thấy Đà Lạt hôm nay, ông sẽ còn tiếc hơn nữa. Không chỉ ông, nhiều người con của Đà Lạt, hay chỉ là những người phải lòng của Đà Lạt ngày ấy – cái ngày Đà Lạt vẫn chỉ còn là một miền thượng mù sa. Cả một vùng rộng lớn chìm trong sương. “Trục đường xương sống kéo dài từ nhà ga xe lửa tới thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh địa hình, ngày nay là các tuyến đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và Hoàng Văn Thụ. Đứng trên tuyến đường này nhìn về phía bắc sẽ thấy một quang cảnh ấn tượng với Hồ Xuân Hương, đồi Cù, một cánh rừng trải dài và núi Lang Biang ở cuối phía xa”.

Ngày ấy, đồ án của kiến trúc sư Ernest Hébrard với tham vọng quá lớn nên không thực tế thì ngày nay nó lại càng trở nên xa vời. Khi màu xanh của những cánh rừng thông xanh mờ ẩn trong sương đã dần thay thế bằng thứ màu trắng nhờ nhờ của những nhà kính, màu của trang trại, của hoa màu và của những công trình xây dựng. Và giờ đây “miền thượng mù sa” - thứ đặc trưng của vùng đất cao nguyên này được đất trời, thiên nhiên tạo ra, tưởng như không ai có thể lấy mất cũng đang dần tan biến.

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 2

Một cụm biệt thự còn tương đối nguyên vẹn cuối cùng ở Đà Lạt trên đường Trần Hưng Đạo. Nguyễn Hàng Tình.

Mưa sa miền thượng cũng như một thứ di sản, để rồi một ngày nào đó người ta chỉ còn có thể thấy nó trong hoài niệm với một niềm nhớ mong khắc khoải. Cũng như những cơn mưa sa trên đồi, nhiều thứ của Đà Lạt tan như sương khói vào quá khứ. Nhiều con suối và hồ bị biến dạng, những không gian và di sản kiến trúc Pháp bị xâm hại. Điều đau đớn nhất có lẽ phải kể đến là con đường sắt có ray răng cưa duy nhất ở châu Á leo lên vùng cao nguyên Lang Biang. Mà bây giờ, thứ còn lại duy nhất là nhà ga không người đưa tiễn.

Con đường sắt ấy chỉ còn sống trong ký ức, và qua lời kể nó hiện ra đẹp lắm, thơ mộng lắm: “Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, từ miền biển đầy nắng – gió – cát toàn cây xương rồng, miền đất Panduraga huyền thoại… xuyên qua những cánh rừng khộp khô cháy ở miền đồng bằng để bò lên những núi đèo, len tiếp trong những rừng thông thơ mộng và tìm đến xứ sở cao nguyên tràn ngập hoa và sương mù ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển quả là một kiệt tác lãng mạn của nhân loại”.

“Một thời hương xa”

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 3

Kiến trúc Dinh 1 Bảo Đại.Nguyễn Hàng Tình.

Ngày nay, đến Đà Lạt người ta vẫn thấy những nét đặc trưng của cảnh quan nơi đây. Vẫn đó những nhấp nhô mềm mại của cao nguyên với màu xanh của thông chưa hoàn toàn biến mất, những dấu ấn kiến trúc một thời của con người vẫn còn đó dù không nhiều.

Đà Lạt ngày nay còn có thêm một mùa vàng: mùa của hoa dã quỳ. Thứ màu vàng mà người ta vẫn quen mắt ở vùng Tây Nguyên nắng gió.. Và dù, Đà Lạt một thủa trong lòng những ai đó chỉ còn là một vùng cao nguyên xa ngái, chỉ còn là một Đà Lạt – một thời hương xa, hay chỉ còn là “Giã biệt hoang vu” thì Đà Lạt vẫn phải phát triển. Đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng phát triển như thế nào thì rất cần có một bài toán, cần một định hướng để Đà Lạt không mất đi nốt những thứ thuộc về một thời “vàng son”.

Và Đà Lạt ngày nay theo như các chuyên gia từ khảo cổ học đến quy hoạch kiến trúc đều cho rằng những “vàng son” đã có của Đà Lạt cần được làm “sống lại”. Và như chia sẻ của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên: “Đà Lạt được kiến tạo từ những cuộc du hành văn hóa trong quá khứ. Đà Lạt từng là không gian văn hóa đô thị có sức hấp dẫn riêng, nơi gặp gỡ của những khát vọng tri thức lớn” thì có lẽ, Đà Lạt ngày nay nên sống lại “vàng son” từ những điều vốn dĩ ấy, có lẽ nên để vùng đất ấy được sống trong chính vùng khí quyển tinh thần của mình. Và mỗi người phải lòng với Đà Lạt, chắc chắn bằng những việc làm thể hiện sự hiểu biết và trách  nhiệm của mình sẽ xây dựng một Đà Lạt để không còn là một thời hương xa!

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.