Phó giáo sư Benjamin Chapman, chuyên gia về an toàn thực phẩm, thuộc Trường đại học Bắc Carolina, cho biết vi khuẩn salmonella xâm nhập vào trứng ngay từ khi trứng hình thành trong cơ thể gà, bởi vì salmonella có thể trú ngụ trong tràng gà và xâm nhập vào trứng trong quá trình tạo trứng. Điều đó có nghĩa là những quả trứng nhìn có vẻ bình thường vẫn có thể chứa vi khuẩn salmonella bên trong.
Nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra sau khi gà đẻ trứng, bởi vì trong ruột gà cũng có thể có salmonella và vi khuẩn này đi ra ngoài theo phân gà, phân gà dính vào trứng trong chuồng, trong ổ và dây sang trứng. Như vậy, để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonelle sau khi gà đẻ trứng, Bộ Nông nghiệp Mĩ yêu cầu trứng phải được rửa trước khi đem bán.
Ngay cả khi áp dụng những biện pháp an toàn đó, vẫn có khoảng 1/20.000 cho đến 1/10.000 quả trứng bị nhiễm salmonella. Vì thế các chuyên gia y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh khuyến cáo khi nấu nướng phải để trứng chín đông đặc cả lòng trắng và lòng đỏ, tức là trứng phải đạt nhiệt độ tối thiểu 710C.
Vậy phải chăng nếu mua phải trứng thuộc dạng thu hồi thì chỉ cần nấu kĩ là không sợ lây nhiễm vi khuẩn salmonella nữa? Giáo sư Chapman vẫn khuyên người tiêu dùng trả lại/ tiêu hủy số trứng đã mua. Ông cho biết ngoài nguy cơ nấu chưa đạt nhiệt độ cần thiết, vẫn còn nguy cơ lây chéo sang các thực phẩm, đồ dùng khác trong bếp nếu người tiêu dùng không cẩn thận. Vậy thà không sử dụng số trứng đó còn hơn.
Các triệu trứng nhiễm khuẩn salmonella bao gồm tiêu chảy, sốt và sôi bụng, xảy ra trong vòng từ 12 đến 72 giờ sau khi nhiễm. Các triệu trứng này thường kéo dài 4 đến 7 ngày và phần lớn người bị nhiễm khuẩn sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng có một số trường hợp không được chăm sóc cẩn thận, dẫn đến tiêu chảy không cầm được thì người bệnh phải nhập viện. Nhiễm khuẩn salmonella có thể diễn biến nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch kém.
Theo Dân trí