Vì sao hàng trăm sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM bị yêu cầu đóng bổ sung học phí

Hàng trăm sinh viên của trường Đại học Kinh tế TPHCM vừa bị trường yêu cầu đóng bổ sung tiền học phí, trong đó, người cao nhất lên đến hơn chục triệu đồng. Nguyên nhân là trước đó, đơn vị này đã tính sai, thu thiếu tiền học phí.


Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Mới đây, trường Đại học Kinh tế TPHCM vừa có thông báo gửi đến sinh viên chương trình cử nhân chất lượng cao khoá 43 và 44 về việc thu bổ sung học phí.

Theo thông báo, trong học kỳ cuối năm 2018, học kỳ đầu và học kỳ cuối năm 2019, do có sai sót trong hệ thống quản lý môn học và xác định học phí nên các học phần đào tạo bằng tiếng Anh của chương trình chất lượng cao được định mức học phí theo đơn giá tín chỉ tiếng Việt dẫn đến việc thu học phí lớp chất lượng cao trong thời gian này bị thiếu. Do có sự chênh lệch giữa học phí tín chỉ môn tiếng Việt và tiếng Anh (khoảng 400.000 đồng mỗi tín chỉ) nên sinh viên phải đóng bổ sung, ở ba học kỳ (học kỳ cuối năm 2018, hai học kỳ năm nay).

Trong danh sách hàng trăm sinh viên bị yêu cầu thu bổ sung học phí, đa phần dao động từ 2- 3 triệu, có một số ít trường hợp phải đóng bổ sung hơn chục triệu đồng.

Một sinh viên bị yêu cầu đóng bổ sung học phí hơn 3 triệu đồng cho biết, việc này không có nhiều bất ngờ bởi khi đăng ký học phần thì học phí môn tiếng Anh chỉ bằng môn tiếng Việt.

“Tuy nhiên, mong sao nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh có thể kéo giãn thời gian đóng tiền bổ sung tránh trùng với thời điểm đóng học phí theo định kỳ nhằm giảm bớt khó khăn cho sinh viên”, sinh viên này nói.

Được biết, trường Đại học Kinh tế TPHCM là một trong số ít trường được tự chủ và hiện đang khá thành công. Hiện tại trường có các ngành, chuyên ngành chất lượng cao như Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Ngoại thương, Kinh doanh thương mại, Marketing, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán.

Đại diện trường Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, trong tuần sau, trường sẽ có thông báo chính thức về sự việc trên.

Theo Tiền Phong
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).