Chuyển khoản, quét mã đóng tiền học: Giáo viên bớt lo cảnh bị... mất trộm, cướp tiền?

Trong năm học 2019 - 2020, các trường học tại Hà Nội sẽ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục. Nhiều giáo viên, phụ huynh đồng tình vì hạn chế được những rắc rối khi đóng tiền học trực tiếp.
Chuyển khoản, quét mã đóng tiền học: Giáo viên bớt lo cảnh bị... mất trộm, cướp tiền?

Đóng học qua chuyển khoản, quét mã

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết vừa có công văn chỉ đạo Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở về việc các giao dịch cần đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục.

Theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị (địa bàn quận, thị xã, thị trấn) nghiêm túc triển khai thực hiện chủ trương thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của các cấp. Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện.

Chủ động lựa chọn, phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để triển khai hạ tầng, hoàn thiện quy trình, tổ chức thực hiện thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Thực hiện công khai tài khoản của đơn vị và có hướng dẫn cụ thể về thanh toán qua tài khoản; lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS) hoặc mã thanh toán QRCode hoặc phần mềm trên điện thoại di động... tại các trường học để cha mẹ học sinh có thể dễ dàng, thuận lợi thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

Các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán được các cơ sở giáo dục lựa chọn phải được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành. Các tổ chức này phải đảm bảo hạ tầng thanh toán, trang thiết bị, phần mềm cũng như dịch vụ thanh toán thông suốt, an toàn, tiện lợi; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ rõ ràng, minh bạch và có hiệu quả nhất cho phụ huynh học sinh.

Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, các đơn vị lựa chọn phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phải tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và tuyên truyền, tư vấn đến cha mẹ học sinh. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2019. Sở cũng đề nghị các Phòng GD&ĐT trên địa bàn, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở báo cáo tiến độ kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 15/10/2019; báo cáo kết quả triển khai thực hiện trước ngày 5/12/2019.

Giáo viên đỡ lo bị mất, cướp

Thông tin trong thời gian tới các trường học Hà Nội sẽ thực hiện công tác thu tiền học phí không dùng tiền mặt được nhiều phụ huynh hào hứng đón nhận, bởi càng bớt thời gian cho cả nhà trường lẫn phụ huynh. Trên thực tế, nhiều trường tư thục, trường quốc tế tại các thành phố lớn cũng đã áp dụng hình thức nộp tiền học vào tài khoản của nhà trường.

Cho rằng đây là hình thức mới rất phù hợp, bởi mọi giao dịch hiện nay đã thực hiện theo hình thức chuyển khoản, chị Thanh Hương (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) có con học tiểu học cho biết: "Mỗi khi đóng tiền học cho con mà cũng lo bởi nhiều nơi bỏ vào phong bì, ghi tên học sinh, số tiền rồi nộp cho cô, cũng lo con bị thất lạc, hoặc cầm tiền đi học cũng mất an toàn, chưa kể rất khổ khi phải tìm tiền lẻ cho khớp với số tiền phải đóng, không dám đóng thừa vì cô lại phải tìm tiền lẻ trả lại cho học sinh cầm về. Tôi được biết, đã có nhiều giáo viên và phụ huynh mất lòng nhau vì chuyện cô bảo chưa đóng, phụ huynh bảo đưa cho con đóng rồi… nên nếu thực hiện chuyển khoản là hợp lý".

"Giờ mua cốc trà sữa, cân hoa quả… qua mạng đều thực hiện chuyển khoản, huống chi khoản tiền học của học sinh. Giống như chuyển khoản nộp tiền điện, nước hiện trước đây nhiều người không ủng hộ, nhưng nay khá hiệu quả. Tuy nhiên, những trường hợp nào vì chưa có tài khoản ngân hàng, không có điều kiện mở tài khoản, khó khăn trong đi lại thì cũng nên áp dụng cả hình thức thu trực tiếp tại trường" - phụ huynh Nguyễn Minh Đức (Hà Đông, Hà Nội) cho hay.

Đối với giáo viên, thông tin này cũng được nhiều người ủng hộ vì đa phần giáo viên hiện nay rất ngại công việc thu tiền học. Cô Nguyễn Thị Thủy - Giáo viên dạy Tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: "Phụ huynh người đóng chậm, người đóng nhanh, không phải lúc nào cũng nộp được tại phòng kế toán vì bận dạy. Để ở lớp lo mất, cầm mấy chục triệu đi đường lại lo bị cướp. Thành ra, lại phải nhờ chồng đưa đi đón về cho an toàn. Nếu áp dụng nộp tiền vào tài khoản, giáo viên cũng bớt đi một công việc, tập trung hơn cho việc dạy học".

Theo một số phụ huynh, hướng dẫn của Sở chỉ nhắc đến thu học phí, chưa thấy các khoản khác, như vậy chưa thực sự giải quyết được triệt để vấn đề phát sinh của đóng tiền học trực tiếp như hiện tại. Chưa kể, đối với cấp tiểu học công lập không phải đóng học phí, trong khi lại có rất nhiều khoản tiền hàng tháng khác như: tiền học 2 buổi/ngày, chăm sóc bán trú, ăn trưa, nước uống, các môn đăng ký tự nguyện… Nhiều phụ huynh cho rằng, việc đóng tiền học theo hình thức trực tuyến nếu áp dụng cho hết các khoản thu sẽ góp phần hạn chế thu sai quy định.

Theo GĐXH
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.