Video vụ đánh bom Brussels bị chứng minh giả mạo

Video ghi lại quang cảnh vụ nổ của camera an ninh được chia sẻ sau cuộc tấn công nhà ga Maelbeek ở Brussels thực chất là hình ảnh vụ đánh bom ở Minsk năm 2011.
Video vụ đánh bom Brussels bị chứng minh giả mạo

Hàng loạt các hãng truyền thông đã lên tiếng đính chính và cho biết, đoạn video qua camera được chia sẻ sau cuộc đánh bom ở Brussels với những hình ảnh ghi lại vụ nổ trong ga tàu điện ngầm Maelbeek đã được chứng minh là giả mạo.

Video vụ đánh bom Brussels bị chứng minh giả mạo ảnh 1

Hình ảnh trong video thực tế là của vụ đánh bom ở ga tàu điện ngầm Minsk ở Belarus năm 2011.

Ngay sau khi tin tức về vụ nổ nhắm vào nhà ga nằm gần trụ sở EU, nhiều người đã bắt đầu chia sẻ đoạn video này khi tin rằng đây là quang cảnh của vụ đánh bom.

Hình ảnh ở 0 phút 36 giây trong đoạn video được chia sẻ trước đó hoàn toàn giống với khung cảnh ở đoạn 1 phút 40 giây trong vụ đánh bom Minsk.

Tuy nhiên đã có nhiều người sớm phát hiện ra rằng đoạn video này thực tế là hình ảnh cũ trong vụ đánh bom ở ga tàu điện ngầm ở Minsk - thủ đô Belarus năm 2011 khi đã giết chết 15 người và làm bị thương hơn 200 người khác.

Video này thậm chí đã được hãng tin VRT dẫn lại nhưng sau đó hãng này đã lên tiếng xin lỗi và đính chính.

Số người chết chính thức mới nhất từ ​​các cuộc tấn công Brussels đang dừng ở con số 31 và số người bị thương đã lên đến 230 người.

Trong diễn biến mới nhất, cơ quan chức năng Bỉ cũng đã xác minh 2 người còn lại là anh em Khalid và Ibrahim El Bakraoui (đã chết) và Laachraoui chính là người đàn ông mặc áo khoác trắng trong số 3 nghi phạm bị camera an ninh tại nhà ga sân bay Zaventem ghi hình đã bỏ trốn.

Những bằng chứng điều tra cho thấy, cơ quan chức năng đã phát hiện dấu vết ADN của Laachraoui trên một số vật liệu nổ được sử dụng trong vụ khủng bố tại Paris và Saint Denis (Pháp) ngày 13/11/2015 khiến 130 người thiệt mạng. Laachraoui cũng đã bị truy nã cùng hàng loạt nghi phạm khác ngay sau đó.

Ngoài ra cơ quan điều tra còn tìm thấy di chúc lưu giữ trong máy tính của Ibrahim El Bakraou.

Video vụ đánh bom Brussels bị chứng minh giả mạo ảnh 2

Khalid el-Bakraoui, Najim Laachraoui và Ibrahim el-Bakraoui.

Najim Laachraoui là người Bỉ, sinh ngày 18/5/1991 và lớn lên tại khu Schaerbeek ở Brussels. Chính quyền khu này đã loại tên Najim Laachraoui khỏi danh sách nhân khẩu vào tháng 2/2015 vì tên này từng đến Syria.

Laachraoui có tên chiến đấu là Abou Idriss, là một trong số những kẻ đầu tiên tại Brussels tham gia phong trào “thánh chiến” tại Syria.

Hai anh em Khalid và Brahim El Bakraoui cũng đã từng có tiền án trước đó tuy nhiên chưa bị các nhà chức trách phát hiện có liên hệ với các phần tử khủng bố.

Khalid sử dụng một tên giả để thuê căn hộ ở quận Forest, ngoại ô Brussels, nơi cảnh sát Bỉ từng tiêu diệt một tay súng trong chiến dịch bố ráp tuần trước.

Minh Vương

Bình luận
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: TTXVN.
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
(Ngày Nay) - Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
(Ngày Nay) - Trong đêm khuya, sau suất chiếu đầu tiên của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tại Hà Nội, đồng nghiệp nhắn hỏi: “Phim có hay không?”. Tôi đáp: “Em nghĩ bộ phim sẽ thay đổi cách chúng ta xem chiến tranh. Một tác phẩm kiệm lời về thời chiến”.
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
(Ngày Nay) - Một nhóm nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa công bố kết quả đột phá trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh: Một thiết bị cấy ghép não có thể giải mã suy nghĩ và chuyển đổi thành lời nói gần như tức thì.