Viết cho ngày 2/4 về những người 'mắc hội chứng tự kỷ'

Có một người mẹ có con bị tự kỷ đã mô tả rằng, nếu khuôn mặt một người bị tạt axit bị biến dạng một cách khủng khiếp dẫn đến u uất thì tự kỷ giống như một người bị tạt axit vào khả năng tư duy vậy.
Viết cho ngày 2/4 về những người 'mắc hội chứng tự kỷ'

Ở Mỹ tỷ lệ mắc chứng tự kỷ là 1/68, còn ở Hàn Quốc là 1/55. Trường Đại học Công nghệ Massachusett (Mỹ) sau khi phân tích những con số thống kê tỷ lệ sinh đẻ và số lượng các trẻ sơ sinh bị mắc chứng tư kỷ đã đi đến kết luận gây chấn động: Sau 10 năm nữa tức là đến năm 2025, sẽ có hơn 50% trẻ em ở Mỹ mắc chứng bệnh này.

Viết cho ngày 2/4 về những người 'mắc hội chứng tự kỷ' ảnh 1

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tự kỷ (Ảnh minh họa)

Theo ý kiến các nhà khoa học nói trên, một trong những thủ phạm chính gây ra chứng tự kỷ là chất diệt cỏ do Công ty Công nghiệp khổng lồ Monsanto sản xuất. Các nông trại Mỹ bắt đầu sử dụng rộng rãi chất diệt cỏ này từ năm 1970 và từ khi ấy số trẻ em Mỹ bị mắc chứng tự kỷ lại tăng lên.

Picturing Autism – một câu chuyện đầy nước mắt đọng niềm vui

Debbie Rasiel, một nhiếp ảnh gia đến từ New York. Cô là một người mẹ có con trai tự kỷ. Đi nhiều nơi trên thế giới và nhận ra, do những khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội đặc trưng của tự kỷ, cùng với những định kiến sâu sắc ở trong cộng đồng, người tự kỷ và gia đình của họ không có cách nào để nói lên tiếng nói của mình. Và cô đã có ý tưởng về một triển lãm nhân văn với tên gọi Picturing Autism nhằm tạo ra cầu nối giữa hai thế giới: Nghệ thuật và Tự kỷ - giúp người tự kỷ và gia đình được ghi nhận, lắng nghe và thấu hiểu.

Debbie Rasiel cho biết: “Việt Nam là nơi có trình độ học vấn cao, nhưng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ - một thách thức lớn về y tế trên thế giới – vẫn còn hạn chế. Bạn sẽ thu hẹp khoảng cách này như thế nào? Tôi hy vọng là bằng sự nhận thức, cởi mở và tộn trọng sự khác biệt. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Khi tới Việt Nam tôi thực sự rất buồn khi chứng kiến quá nhiều trẻ em tự kỷ phải ở trong nhà và không có cơ hội được đi học. Đó là những đứa trẻ rất thông minh nhưng kỹ năng của các em chưa được phát triển. Những đứa trẻ này, những thanh thiếu niên nam và nữ có tự kỷ, cũng là tương lai của Việt Nam. Rất nhiều em có tài năng, một số đã được phát triển, một số thì còn chưa được khai phá”.

Viết cho ngày 2/4 về những người 'mắc hội chứng tự kỷ' ảnh 2

Chúng ta không là ngoại lệ nên đừng cư xử miệt thị với những người tự kỷ (Nguồn Internet)

“Giấu kỹ” tình trạng con cháu mình

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có con số thống kê chính thức nhưng tính theo tỷ lệ thế giới là 1% dân số thì tương đương với con số 910.000 người.

Nếu ai đó từng đến khoa Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương hàng ngày, dạo qua các phòng đánh giá của các trung tâm chuyên biệt… một mảng đời sống xã hội sẽ hiện ra trước mắt. Vì tự nhiện, con số 910.000 trở lên vô nghĩa, số lượng trẻ em đến thăm khám và được chuẩn đoán nguy cơ tự kỷ tại các bệnh viện ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng.

Sự bí ẩn cần được làm rõ

Tự kỷ giờ vẫn còn là điều bí ẩn đối với khoa học nói chung. Những rối nhiễu chứng tự kỷ trong quá trình phát triển của đứa trẻ bị nhầm với chứng tự kỷ. Mặt khác, chứng tự kỷ không trừ một ai, có thể hiện giờ con cháu và người thân của chúng ta chưa ai mắc chứng này, nhưng đừng vì thế mà có cách cư sử miệt thị với người tự kỷ, vì gia đình mình không nằm ngoài vùng phủ sóng đó.

Liên hiệp quốc hiện chưa gọi là bệnh tự kỷ, vì cơ bản bệnh thì có thuốc chữa, chứng tự kỷ có những rối loạn mang tính suốt đời. Tất nhiên không ai cấm, mà khuyến khích thì đúng hơn, chúng ta hy vọng, nhưng chúng ta đừng ngồi chờ, hãy hành động và hỗ trợ trẻ tự kỷ bằng tất cả những gì mình có thể.

Việt Nam chưa thừa nhận tự kỷ là một khuyết tật

Và ngày 2/4, nghĩ về người có chứng tự kỷ cũng là mong chính phủ sớm quan tâm tới cộng đồng tự kỷ. Trong 11 nước Asean, chỉ còn Việt Nam chưa nhận thức được về vấn đề này. Nhiều quốc gia đã đưa vấn đề trẻ tự kỷ vào trong luật khuyết tật khi coi tự kỷ là một dạng khuyết tật.

Ở Nhật Bản, tự kỷ được coi là một dạng khuyết tật, từ đó Chính phủ Nhật xây dựng các chương trình phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ, hỗ trợ trẻ tự kỷ điều trị từ khi còn nhỏ đến lúc đi học, trưởng thành. Nhật Bản còn có những chính sách trợ cấp cho chủ doanh nghiệp từ 500.000 – 1.350.000 yên/năm nếu tuyển mới hoặc sử dụng người bị tự kỷ. Các cơ quan nhà nước cũng ưu tiên sử dụng những hàng hóa, dịch vụ của người tự kỷ như: Giấy tờ, đồ văn phòng, đồ ăn, in ấn, giặt, xử lý thông tin, ghi băng… để đảm bảo họ có việc làm phù hợp với khả năng.

Theo nghiên cứu, tự kỷ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các loại khuyết tật khác trong các trường học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tự kỷ chưa được đưa vào các văn bản pháp luật là một dạng khuyết tật để xây dựng các chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ này về bảo hiểm y tế, điều trị, hỗ trợ việc làm. Và vẫn chưa có những chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ em bị tự kỷ như những nhóm khuyết tật về trí tuệ khác.

Không có đứa trẻ “bị tự kỷ” mà là đứa trẻ có hội chứng tự kỷ. Phương Tây dùng từ rất tinh tế, họ không nói “Autism boy” mà nói “a boy has autism” hoặc “a boy with autism”. Họ giải thích là nếu nói “thằng bé tự kỷ” thì người ta chỉ tập trung vào sự tự kỷ chứ không tập trung vào em bé, còn nói “em bé có hội chứng tự kỷ” tức là em bé còn nhiều thứ khác, tự kỷ chỉ là một phần của em thôi. Chúng ta là số đông nên chúng ta cho rằng họ khác thường, chứ nếu đổi lại ta là số ít thì chúng ta lại trở lên khác thường thôi.

Hãy gọi chung là người có chứng tự kỷ, không phải “bị tự kỷ”. Người tự kỷ có khác biệt, như chúng ta thi thoảng có những khác biệt. Và văn hóa là chấp nhận sự khác biệt như vốn có trong đời. Người tự kỷ có cuộc sống thú vị đấy, chỉ là họ chưa biết cách thể hiện thôi, bạn hãy chìa tay ra mỉm cười với họ, họ sẽ chỉ cho bạn thế giới của họ, bạn nhé. Người tự kỷ cần được bạn giúp đỡ để hướng tới khả năng sống có ích.

Autism speaks: ”Light it up blue” – Tháng Tư về hãy lắng nghe yêu thương lan tỏa.

Phan Thị Thùy Trâm

Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.