Việt Nam: Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại

(Ngày Nay) - Sáng 19/10, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Hội thảo Giới thiệu Chiến dịch Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (Save the Children International)
Quang cảnh buổi hội thảo sáng ngày 19/10
Quang cảnh buổi hội thảo sáng ngày 19/10

Tham dự Hội thảo có Đại diện Cục Trẻ em, MSD, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế, đại diện một số tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực quản trị quyền trẻ em khu vực miền Bắc, đại diện các cơ quan báo chí và một số cá nhân quan tâm đến chủ đề của Chiến dịch.

Chiến dịch “Lan tỏa Yêu thương - Giáo dục không bạo lực” được triển khai với sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương với các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế từ Bắc vào Nam nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và cộng đồng về loại bỏ những hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em và thực hành phương pháp giáo dục yêu thương, không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, Việt Nam đã xây dựng và ban hành khung pháp lý tương đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền của trẻ em, trong đó có quyền “được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em(Điều 27 Luật trẻ em 2016).

Ngoài Luật Trẻ em năm 2016 còn có nhiều văn bản luật khác cũng ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2006, Luật Bình đẳng giới năm 2006, v.v. Các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung, quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nghị định 144/2013/ NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (đang được nghiên cứu sửa đổi).

Tuy nhiên, trên thực tế, các hành vi vi phạm quyền trẻ em vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được thông tin, báo cáo. Hiện nay vẫn còn các trường hợp cha mẹ, người chăm sóc trẻ và thầy cô giáo sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể như: đánh bằng tay hoặc bằng roi/gậy, tát, bạt tai, véo, giật tóc, bắt ép trẻ duy trì các tư thế không thoải mái trong thời gian dài,… hoặc trừng phạt tinh thần như: mắng chửi, mỉa mai, miệt thị, so sánh trẻ với con vật, đồ vật, với trẻ khác. Tất cả những hành vi đó đều vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em, gây tổn thương cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Rất tiếc, những hành vi đó vẫn còn diễn ra do phụ huynh, người chăm sóc trẻ, giáo viên chưa ý thức được đó là các hành vi vi phạm phạm luật, xâm phạm quyền của trẻ em cũng như chưa nhận thức được rằng trừng phạt thể chất và tinh thần không mang lại các kết quả tích cực về giáo dục như họ mong đợi.  

Phát động chiến dịch, bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD chia sẻ “Chiến dịch Lan toả yêu thương - Giáo dục không bạo lực đưa ra những thông điệp và cũng là những giải pháp rất cụ thể “#Ngừngđánhcon, #Ngừngquátmắngcon #Cùngcontìmgiảipháp, #Conlàduynhất, saophảisosánh” – chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ và cả các thầy cô giáo có thể thử thách bản thân thực hiện các thông điệp – giải pháp này trong việc giáo dục con trẻ.

bà Linh nói thêm: "Chúng ta thường nguỵ biện trong giáo dục, nhân danh tình yêu, sự quan tâm và mục đích “muốn tốt  cho trẻ” vẫn sử dụng bạo lực thể chất; nhân danh noi gương vẫn so sánh con gây nên những tổn thương về tinh thần... Tình yêu thực tế chỉ có thể được thể hiện thông qua tình yêu – giáo dục bằng tình yêu thương, khích lệ, khen thưởng, kỷ luật tích cực, đồng hành cùng con chính là những giải pháp hữu hiệu nhất cho sự phát triển của trẻ. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ đồng hành cùng chiến dịch, để lan toả tình yêu thương, biến các thông điệp của chiến dịch trở thành những thực hành tích cực hàng ngày trong giáo dục, nuôi dạy trẻ”.

Đồng chủ trì Chiến dịch, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp các bên trong việc thực hiện thành công chiến dịch: “Bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại không phải là công việc, nhiệm vụ của riêng một cá nhân hay tổ chức nào. Đó là một hành trình dài “Lan tỏa yêu thương” và thúc đẩy “Giáo dục không bạo lực” với sự vào cuộc của nhiều bên liên quan, đặc biệt phải kể đến vai trò của các tổ chức xã hội và các đơn vị truyền thông. Cục Trẻ em cũng sẽ tích cực trong việc lắng nghe ý kiến của trẻ em và đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện”.

Chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" diễn ra từ tháng 10 đến giữa tháng 11/2018 với hàng loạt các hoạt động tập huấn, truyền thông cộng đồng, truyền thông xã hội và đối thoại chính sách tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.

Chiến dịch là sự tiếp nối của Chiến dịch “#Ngừngđánhcon, #Ngừngquátmắngcon #Cùngcon tìmgiảipháp” năm 2017. Nếu năm 2017, chiến dịch mới được thực hiện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thì với sự hỗ trợ và ủng hộ của cơ quan nhà nước và địa phương, các tổ chức xã hội và truyền thông, năm 2018, chiến dịch được thực hiện tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh với những can thiệp sâu rộng hơn.

Các nghệ sĩ cải lương hàng đầu Việt Nam tham gia biểu diễn mở đầu liên hoan.
Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam - Bắc hội ngộ
(Ngày Nay) - Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9/5, tại quảng trường Nhà hát thành phố.
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.