Ấn Độ: Cứ 15 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp

(Ngày Nay) - Bức tranh tăm tối về chuyện xóa bỏ bạo hành phụ nữ ở Ấn Độ chưa lúc nào sáng sủa. Ấn Độ là nước đứng đầu danh sách các quốc gia được cho là nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do có tỷ lệ xảy ra các vụ việc liên quan tới bạo lực tình dục, nô lệ tình dục cao ngất ngưởng.
Phụ nữ có địa vị thấp kém hơn so với đàn ông. Ảnh: Reuters
Phụ nữ có địa vị thấp kém hơn so với đàn ông. Ảnh: Reuters

Gặp “yêu râu xanh” giữa ban ngày

Tháng 12/2012, vụ việc một cô gái Ấn Độ qua đời sau khi bị tra tấn và hãm hiếp trên xe buýt làm cả Ấn Độ cũng như thế giới bàng hoàng. Câu chuyện đau xót khiến nhiều người hy vọng chính phủ Ấn Độ sẽ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự an toàn của phụ nữ. Thực tế, Ấn Độ đã ban hành luật mới sau vụ việc đó, giúp nhiều phụ nữ dũng cảm lên tiếng tố cáo "yêu râu xanh".

Thế nhưng đến năm 2017, vụ việc một cô gái bị hiếp dâm giữa ban ngày tiếp tục xảy ra ở Ấn Độ lại một lần nữa tốn không ít giấy mực của giới truyền thông. Thay vì giải cứu nạn nhân, hàng chục người dân chứng kiến vụ việc chỉ thản nhiên đứng nhìn rồi dùng điện thoại quay lại, đưa lên mạng.

Sự việc này xảy ra trên một vỉa hè thuộc thành phố Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Những người chứng kiến cho biết, người phụ nữ 43 tuổi đã quá kiệt sức do nhịn đói suốt cả ngày nên gần như không còn chút sức lực nào để hét lên cầu cứu. Những người xung quanh thì vô tình bước qua.

Ấn Độ: Cứ 15 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp ảnh 1

Người dân biểu tình yêu cầu chính phủ hành động sau vụ cô gái 23 tuổi Nirbhaya bị cưỡng hiếp tại New Delhi tháng 12/2012. Họ mang biểu ngữ viết "Treo cổ kẻ hiếp dâm". Ảnh: Getty.

Theo tờ Mirror, kẻ tấn công người phụ nữ là một nhân viên dọn vệ sinh xe tải mới 23 tuổi. Trong khi đó, nạn nhân bị người thân đuổi ra khỏi nhà trước đó vài ngày sau một trận cãi vã vì xích mích gia đình. Video được quay tại hiện trường cho thấy những người đi bộ nhẫn tâm bước đi dù tận mắt nhìn thấy cảnh người phụ nữ bị cưỡng hiếp giữa ban ngày, một số người còn rút điện thoại ra quay lại.

Cảnh sát Ấn Độ bày tỏ sự tức giận khi không có ai nỗ lực bảo vệ người phụ nữ yếu thế. "Lúc cô ấy nằm thiếp đi dưới gốc cây bên vỉa hè vì quá mệt sau nhiều giờ bị đói, kẻ tấn công (khi đó hoàn toàn tỉnh táo) đã hung hăng hãm hiếp. Thay vì giúp đỡ, một số người qua đường lại dùng điện thoại quay lại. Một tài xế đi ngang qua đã quay lại cảnh tượng đó rồi mang đến sở cảnh sát. Vụ việc cho thấy con người đang ngày càng trở nên vô cảm đối với những vụ tấn công làm hại phụ nữ" - cảnh sát K Suresh nói.

Khi nhà chức trách tới hiện trường, gã đồi trụy tấn công phụ nữ đã bỏ trốn trên một chiếc xe máy nhưng sau đó đã bị bắt.

Mới đây, vụ một minh tinh Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập thể trên xe hơi hồi tháng 7 một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn hiếp dâm phụ nữ tại đất nước Nam Á. Theo India Times, Bhavana, nữ diễn viên 31 tuổi, bị một nhóm 7 gã đàn ông cưỡng hiếp khi cô đang trên đường từ phim trường về nhà.

Sau hai giờ, 7 tên "yêu râu xanh" bỏ trốn trên một chiếc xe tải chờ sẵn gần đó. Lúc này, nữ diễn viên mới gọi điện cầu cứu và tới trú ẩn tại nhà một đạo diễn phim. Người đạo diễn này đã nhanh chóng đi trình báo vụ việc với cảnh sát.

Ấn Độ: Cứ 15 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp ảnh 2

Ảnh minh họa

Tại Ấn Độ, những vụ tấn công tình dục khủng khiếp thường xảy ra, khiến nạn nhân tử vong hoặc phải chịu di chứng lâu dài. Thủ đô New Delhi được xem là "thành phố tồi tệ nhất thế giới" do nạn bạo lực tình dục đối với phụ nữ.

Tháng Tư vừa qua, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các tuyến phố để yêu cầu chính phủ Ấn Độ có biện pháp tốt hơn để bảo vệ phụ nữ. Đây là một trong số các cuộc biểu tình hòa bình lớn nhất từng diễn ra ở đất nước  này.

Tổ chức Ân xá Quốc tế khẳng định, chính phủ Ấn Độ chưa thành công trong việc thực thi pháp luật đối với những loại tội phạm chống lại phụ nữ. Đa phần các vụ hiếp dâm chưa được đem ra ánh sáng. Thậm chí, từ năm 2011 - 2014, số vụ hiếp dâm tại Ấn Độ tăng từ 24.000 lên hơn 37.000 vụ.

Số liệu thống kê cho thấy, cứ khoảng 15 phút lại có một phụ nữ Ấn Độ bị cưỡng hiếp (chưa kể nhiều trường hợp nạn nhân vì quá xấu hổ, quá suy sụp mà giấu kín thông tin). Số vụ tấn công phụ nữ nói chung thậm chí còn tồi tệ hơn. Cứ mỗi 2 phút, một phụ nữ lại trở thành nạn nhân của bạo hành.

Hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính

Một trong những lý do khiến nạn hiếp dâm phổ biến tại Ấn Độ chính là việc mất cân bằng giới tính. Xã hội Ấn Độ đang chứng kiến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết tỷ lệ nam nữ ở đất nước này là 112:100.

Người Ấn có câu "nuôi một đứa con gái giống như tưới nước cho cây nhà hàng xóm". Điều này cho thấy tại Ấn Độ người phụ nữ ở vị thế thấp hơn so với nam giới. Kinh văn tôn giáo tại Ấn Độ cũng phản ánh sự thiếu tôn trọng dành cho phụ nữ.

Ấn Độ: Cứ 15 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp ảnh 3

Người dân Ấn Độ trong một cuộc tuần hành phản đối nạn bạo lực với phụ nữ. Ảnh: AP

Bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ lạc hậu, đàn ông độc thân Ấn Độ dễ bị có các hành vi bạo lực với phụ nữ. Khi thiếu đi sự tôn trọng dành cho phụ nữ, những hành vi này diễn ra mà không hề có sự thương xót, ăn năn, thậm chí ngày càng xảy ra thường xuyên như cơm bữa ngoài đường.

Theo Daily Beast, đây là bức tranh tồi tệ đang diễn ra tại Ấn Độ. Phụ nữ ở những gia tầng kém hơn thường bị coi khinh và đối xử tệ bạc hơn. Tuy nhiên, nguồn gốc của vấn nạn cưỡng hiếp không chỉ dừng lại ở đó.

Ấn Độ đang chứng kiến sự hồi sinh của hệ tư tưởng đặt Hindu giáo lên trên tất cả, gọi là "Hindutva", theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc. Những người đi theo Hindutva đặc biệt coi trọng các tác phẩm sử thi, thần thoại vốn được người dân Ấn Độ yêu thích và thuộc nằm lòng.

Kho tàng truyền miệng mang màu sắc huyền bí này có những mẩu chuyện đề cập đến việc cưỡng hiếp. Chẳng hạn, thần Vishnu được cho là đã cưỡng bức nàng Tulsi/Vrinda bằng cách giả trang thành chồng của nàng. Hành vi này được ca ngợi và cho là điều đúng đắn bởi lẽ người Ấn cổ đại tin rằng không ai có thể đánh bại Shankachuda/Jalandhar, chồng của Tulsi, trên chiến trường trừ khi sự trong trắng của vợ anh ta bị hủy hoại. Vì thế, thần Vishnu được tôn vinh như một anh hùng.

Quốc gia nguy hiểm nhất với phụ nữ

Tổ chức Thompson Reuters đã công bố bản báo cáo mới hôm 26/6, trong đó nêu bật nhiều vấn đề liên quan tới phụ nữ. Bản báo cáo chỉ ra rằng Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do tình trạng bạo lực giới tính, nạn buôn bán người, lao động ép buộc, cưỡng hôn và nô lệ tình dục...

Ấn Độ cũng là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới xét về các truyền thống văn hóa gây tổn hại cho phụ nữ; theo báo cáo trên, trong đó chỉ ra nhiều vụ tấn công bằng axít nhằm vào phụ nữ, nạn tảo hôn, lạm dụng các bé gái. Nước này cũng đứng ở vị trí đầu bảng trong bản báo cáo cách đây 7 năm.

Ấn Độ: Cứ 15 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp ảnh 4

Báo cáo trên được công bố ngay trong bối cảnh dư luận ở Ấn Độ hết sức phẫn nộ trước hàng loạt các vụ cưỡng hiếp nghiêm trọng. Giới chức Ấn Độ đã phải đau đầu vì tình trạng bạo lực đối với phụ nữ suốt nhiều năm nay.

Trong nhiều tháng sau khi vụ việc nghiêm trọng hồi năm 2012 xảy ra, chính phủ nước này đã áp dụng một bộ luật mới nhằm gia tăng khung hình phạt đố với những kẻ tấn công tình dục, hãm hiếp, lạm dụng tình dục - trong đó các mức án cao nhất gồm chung thân và tử hình.

Nhưng bất chấp việc các điều luật được thắt chặt, khoảng 100 vụ tấn công tình dục vẫn được cảnh sát nước này ghi nhận mỗi ngày, theo Cơ quan Thông tin Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, trong đó có 39.000 vụ tấn công được báo cáo năm 2016, tăng 12% so với năm trước đó.

Giới chuyên gia nhận định rằng, việc Ấn Độ nằm ở vị trí đầu bảng trong danh sách trên cho thấy nỗ lực hiện nay của chính phủ nhằm bảo vệ quyền phụ nữ là quá lỏng lẻo.

"Nhiều người Ấn Độ vẫn thể hiện sự không tôn trọng phụ nữ... các vụ hãm hiếp, tấn công, quấy rối tình dục gần như không giảm đi" - Manjunath Gangadhara, một quan chức thuộc chính quyền bang Karnataka, Ấn Độ cho hay - "Quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ lại vẫn tồn tại tình trạng bạo lực phụ nữ gần như cao nhất thế giới".

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?