Việt Nam – Quảng Tây (Trung Quốc) ký bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp.

Nhân chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp.

Theo đó, hai bên nhất trí cùng nhau thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Cố gắng hướng tới mục tiêu trong vòng 3 năm tới, tăng trưởng bền vững lượng thương mại nông thủy sản và đầu tư trong nông nghiệp giữa hai nước; hình thành và phát triển sáng tạo chuỗi cung ứng nông sản xuyên biên giới vói sự tham gia của các doanh nghiệp hai nước và đạt được những kết quả vững chắc về hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Có 4 nội dung chính hai bên ghi nhớ hợp tác gồm: Tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; Hợp tác đẩy nhanh thông quan hàng hóa nông thủy sản; Đẩy mạnh phát triển thương mại và đầu tư về nông thủy sản; Hình thành một cơ chế nhằm phục vụ doanh nghiệp và thị trường.

Cụ thể, về tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, hai bên chú trọng trao đổi và hợp tác trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại về cây trồng, vật nuôi, làm sâu sắc hơn hợp tác trong sản xuất và chế biến nông sản xuyên biên giới như ngành mía đường, xây dựng “khu liên hợp chăn nuôi- giết mổ - chế biến gia súc gia cầm xuyên biên giới” tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, triển khai và khuyến khích sử dụng máy và thiết bị sản xuất nông nghiệp, khuyến khích trao đổi và áp dụng công nghệ máy nông nghiệp tại những khu vực đồi núi, tăng cường thương mại và trao đổi máy móc thiết bị nông nghiệp giữa hai bên.

Cùng với đó, hai bên phối hợp nâng cấp mức độ giám sát chất lượng và độ an toàn của nông thủy sản, tăng cường quy định các yếu tố đầu vào của nông nghiệp và kiểm soát chất lượng nông thủy sản tại nguồn. Hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh động vật, dự báo, kiểm soát và phòng ngừa dịch hại mùa màng, nghiên cứu cơ chế trao đổi kỹ thuật và phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cây trồng và vật nuôi; hợp tác trong việc xây dựng khu an toàn dịch bệnh động vật hay khu kiểm dịch an ninh sinh học và vùng trồng trọt sản lượng cao tại khu vực biên giới nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Cung cấp hỗ trợ về vật tư trang thiết bị để nâng cao năng lực phòng và kiểm soát dịch bệnh động thực vật tại khu vực biên giới.

Hai bên đẩy mạnh đào tạo tài năng, hợp tác sâu về đào tạo nghề nông, khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa các trường nông nghiệp, như Đại học Kỹ thuật nghề nông nghiệp Quảng Tây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Thủy lợi, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Bắc Giang và các trường cao đẳng dạy nghề nông nghiệp có liên quan…

Về hợp tác đẩy nhanh thông quan hàng hóa nông thủy sản, hai bên tăng cường kết nối với các đơn vị chức năng để chủ động thúc đẩy các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nông sản song phương về nông thủy sản ở cấp địa phương và cấp cục, vụ , như là xuất khẩu cá tầm của Trung Quốc sang Việt Nam và xuất khẩu dừa, vải, bưởi, thủy sản, và các loại nông sản khác của Việt Nam sang Trung Quốc. Nâng cấp và cải tiến hạ tầng cửa khẩu để phục vụ có hiệu quả thương mại nông lâm thủy sản xuyên biên giới Trung Quốc - Việt Nam; cung cấp thông tin kịp thời về khối lượng thông quan nông lâm thủy sản và những thông tin khác trong trường hợp ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu.

Trên cơ sở điều kiện và nhu cầu tại cửa khẩu ở hai phía, nghiên cứu việc thành lập bộ phận giám sát chuyên ngành đối với động thực vật và sản phẩm động thực vật xuất nhập khẩu, đẩy mạnh thương mại nông thủy sản tương ứng. Phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh việc xây dựng cửa khẩu thông minh và áp dụng công nghệ phù hợp để cải tiến khả năng thông quan.

Ở cấp địa phương và cấp ngành (Cục/Vụ), từng bước chủ động thúc đẩy một cơ chế xác minh việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho xuất khẩu hải sản thực phẩm sang Trung Quốc, ký kết bổ sung các hiệp định về quy trình kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập khẩu trái cây giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Triển khai việc chứng nhận AEO (cơ sở kinh doanh được cấp chứng nhận – Accredited Economic Operator) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây và các loại nông sản khác. Đối với việc đẩy mạnh phát triển thương mại và đầu tư về nông thủy sản, hai bên chủ động thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, tổ chức các sự kiện thương mại nông sản và đầu tư nông nghiệp, tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao lưu kinh tế và thương mại, bao gồm Triển lãm Trung Quốc – ASEAN và các hoạt động trưng bày sản phẩm.

Cam kết trao đổi về nguyên tắc, quy định, quản lý, các tiêu chuẩn và các khía cạnh pháp lý khác về hợp tác thương mại nông thủy sản. Thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn nông thủy sản và phát triển thương mại song phương về nông thủy sản chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp nông nghiệp của hai nước. Xây dựng các chuỗi cung ứng và chuỗi ngành hàng xuyên biên giới hai bên cùng có lợi nhằm tăng cường thương mại và đầu tư trong nông nghiệp.

Về việc hình thành một cơ chế nhằm phục vụ doanh nghiệp và thị trường, hai bên khai thác và sáng tạo một mô thức mới để các doanh nghiệp nông nghiệp trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Cung cấp thông tin chính sách liên quan, bao gồm cập nhật chính sách mới, đặc biệt các biện pháp để quản lý thương mại nông sản song phương, tiêu chuẩn, quy cách hàng hóa … Tăng cường chia sẻ thông tin thương mại và đầu tư, cung cấp thông tin về nhu cầu đầu tư, xúc tiến thương mại và những biến động thị trường./.

Đối tượng N.P.T tại cơ quan công an.
Hà Nội: Xử phạt đối tượng nhắn tin 'bắt cóc, tống tiền' giả
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc đối tượng nhắn tin "bắt cóc, tống tiền" giả, Công an quận Hai Bà Trưng đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với N.P.T (sinh năm 1991, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu đề ra cả năm 2023
(Ngày Nay) -  Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Israel cho biết đã mở lại cửa khẩu Erez với Dải Gaza, cho phép lao động Palestine nhập cảnh qua lại vào Israel sau 2 tuần đóng cửa do các cuộc biểu tình bạo lực.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
(Ngày Nay) - Mưa lớn kéo dài từ đêm đến sáng 28/9/2023, trên địa bàn Hà Nội đã gây ngập tại nhiều tuyến phố, khu dân cư. Tình trạng giao thông tắc nghẽn giữa mưa lớn khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đao 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.
Tổ chức Hội thảo 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN'
(Ngày Nay) - Sáng ngày 28/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và TPCN: Thực trạng và giải pháp” tại Nha Trang để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.