Việt Nam sẽ làm gì trong năm 2021 ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục các ưu tiên đã được xác định ngay từ đầu, khi chúng ta tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Kết quả đạt được trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ

Năm 2020 đánh dấu lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam đảm nhiệm cương vị này ở nhiệm kỳ 2020-2021 với một tâm thế hết sức lớn lao và vững vàng. Bởi lẽ, Việt Nam nhận được số phiếu bầu lớn nhất trong lịch sử của Hội đồng Bảo an (192/193).

“Điều đó thể hiện các nước đặt lòng tin vào Việt Nam với vai trò thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam là đại diện của các nước đang phát triển, của các nước vừa và nhỏ nên phải nói lên tiếng nói của các nước trong Hội đồng Bảo an”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời báo giới hôm 24/12.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết thêm, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, cạnh tranh giữa các nước, đặc biệt các nước lớn ngày càng gay gắt. Tất cả những vấn đề đó đều được phản ánh ở Hội đồng Bảo an. Có thể nói Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giống như một chiếc gương phản chiếu tình hình thế giới cũng như những vấn đề lợi ích của các nước trên thế giới hay giữa các nước với nhau.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2 năm tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia đóng góp hết sức tích cực với tinh thần và nguyên tắc đảm bảo độc lập, tự chủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, lợi ích của các nước. Chính nhờ nguyên tắc đó, Việt Nam tham gia một cách tích cực và hiệu quả, đóng góp vào sự đồng thuận trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới.

Ngay tháng đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng Bảo an và cho đến nay, đây cũng là tháng duy nhất là tháng Hội đồng Bảo an tổ chức được tất cả các cuộc họp trực tiếp.

Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã phát huy tốt, kết hợp được với vai trò Chủ tịch của ASEAN đưa được vào 2 nội dung hết sức quan trọng. Thứ nhất, đó là tổ chức được phiên họp mở của Hội đồng Bảo an về việc tăng cường thực thi Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây là cuộc họp mở có sự tham gia của đông đại biểu nhất trong vài năm qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều đó cũng nói lên là Việt Nam đã đi cùng tiếng nói chung, nguyện vọng chung của các nước, đều mong muốn trước tiên các nước thành viên của Liên Hợp Quốc phải tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế trong việc xử lý các vấn đề.

Thứ hai, cũng trong tháng Chủ tịch của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa được vấn đề quan hệ hợp tác giữa Hội đồng Bảo an với ASEAN. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đã đưa được vấn đề nêu cao sự hợp tác giữa Hội đồng Bảo an với một tổ chức khu vực, ở đây là ASEAN. Làm được điều này bởi bởi năm 2020, Việt Nam có được vai trò là Chủ tịch ASEAN nên có thể lồng ghép và đưa được vấn đề vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an.

“Trong năm 2020 chúng ta đã thúc đẩy các ưu tiên của Việt Nam và cơ bản những ưu tiên đó đã thực hiện được. Ưu tiên lớn nhất mà chúng ta đã thực hiện là thúc đẩy vai trò của phụ nữ với hòa bình, an ninh và chúng ta đã tổ chức được hội nghị toàn cầu hiếm hoi trong bối cảnh dịch bệnh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của nhiều nước, nhiều diễn giả. Và đặc biệt, cam kết hành động Hà Nội do 30 nước làm đồng tác giả đã được đưa vào văn kiện”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ.

Cũng trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra thông qua một dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, lấy ngày 27/12 là ngày chống dịch bệnh. Trong lịch sử tham gia Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên Việt Nam đã dự thảo Nghị quyết và được 106 nước đồng tác giả - con số kỷ lục về đồng tác giả của một nghị quyết, và nghị quyết này được thông qua đã đánh dấu một dấu mốc vươn tầm của đối ngoại Việt Nam, ngoại giao Việt Nam trên diễn đàn quốc tế.

Phương hướng, mục tiêu trong năm thứ 2 của nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ: “Năm 2021, tình hình thế giới sẽ còn có nhiều biến động, dịch Covid-19 có thể sẽ được kiểm soát ở mức độ nào đó nhưng cũng có thể chưa được kiểm soát. Kinh tế thế giới cũng trên đà phục hồi chậm. Đó là những tác động không nhỏ đến hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó là những cuộc xung đột đang tiếp diễn, chưa kể vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột mới, ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng Bảo an.

Ưu tiên của chúng ta là tiếp tục là các ưu tiên mà ngay khi chúng ta tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra. Cụ thể, đó là khắc phục giải quyết các xung đột, quan tâm đến vấn đề trẻ em trong xung đột, khôi phục kinh tế xã hội sau xung đột, khắc phục hậu quả bom mìn sau xung đột, biến đổi khí hậu, hoạt động gìn giữ hòa bình… Đây là những ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay từ đầu nhiệm kỳ cho đến năm thứ 2 giữ vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Với các ưu tiên đó, chúng ta sẽ tiếp tục phối hợp cùng các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũ và mới để thúc đẩy thực hiện”.

Theo VOV
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.