Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận tại Bắc Hoàng Sa

Việc Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Chiều 2/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề Biển Đông.

Trước câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc tập trận tại phía Bắc Hoàng Sa từ 1-5/7, bà Hằng nhấn mạnh: Việc Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam đã trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lập lại những hành vi tương tự trong tương lai.

* Liên quan tới việc tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 thì phải được sự đồng ý của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước.

Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia và các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực Biển Đông, của khu vực, cũng như trên thế giới”.

* Khi được hỏi về vấn đề Biển Đông và tiến trình đàm phán COC tại Hội nghị Tham vấn cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 vào ngày 1/7, bà Hằng cho biết, hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Tại hội nghị, hai bên đã trao đổi và thống nhất một số định hướng quan trọng trong hợp tác ASEAN và Trung Quốc trong thời gian tới trên cơ sở triển khai hiệu quả Tầm nhìn đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030, trong đó có đẩy mạnh kinh tế số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên như an ninh mạng, thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia.

ASEAN và Trung Quốc đã trao đổi nhiều nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực về ứng phó và giảm thiểu tác động của COVID-19.

Trung Quốc khẳng định ủng hộ Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 và kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN, đưa ra nhiều đề xuất hợp tác mới, trong đó có tổ chức diễn đàn ASEAN-Trung Quốc về hợp tác y tế, đi lại an toàn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Nhân dịp này, hai bên đã cam kết thúc đẩy quá trình đàm phán COC, mong muốn sớm nối lại đàm phán COC khi điều kiện cho phép, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC.

Theo Chính phủ
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.