Việt Nam từ đổi mới đến vươn mình và chủ nghĩa xã hội-Kỳ 3: Chủ nghĩa xã hội là tất yếu trong kỷ nguyên mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Có thể nói, trong các mô hình xã hội trên thế giới thì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chứng minh về tính đúng đắn, tất yếu dưới cả góc độ lý luận, thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu cả về vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho mọi tầng lớp nhân dân thay vì chỉ một bộ phận người người giàu có như chủ nghĩa tư bản.
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. (Ảnh minh họa)
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. (Ảnh minh họa)

Ngày nay, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, định lý tất yếu này không những tiếp tục được khẳng định mà còn được phát triển lên những tầm cao mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường của dân tộc.

Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội trong kỷ nguyên mới

Việt Nam từ đổi mới đến vươn mình và chủ nghĩa xã hội-Kỳ 3: Chủ nghĩa xã hội là tất yếu trong kỷ nguyên mới ảnh 1

Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới được khẳng định trên nhiều phương diện cả về lý luận và thực tiễn bằng những minh chứng sinh động và cụ thể. Tính tất yếu này đã được định hình rõ nét, con đường chủ nghĩa xã hội trong kỷ nguyên vươn mình được kết tinh từ khoa học, sự công bằng, văn minh và tiến bộ, cụ thể là:

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là xu thế phát triển bền vững và công bằng trên phạm vi toàn cầu. Thế giới ngày nay không chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn hướng tới phát triển bền vững, bao trùm, lấy con người làm trung tâm. Những mục tiêu này trùng khớp với giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong kỷ nguyên mới, mô hình chủ nghĩa xã hội càng có điều kiện khẳng định tính đúng đắn và ưu việt. Và chỉ có sự công bằng mới có thể mang đến sự ổn định và chiều sâu của xã hội loài người. Và suy cho cùng thì bất cứ chế độ hay quốc gia nào có phát triển đến đâu mà con người không được quan tâm, đảm bảo những quyền lợi và sự công bằng thì sự phát triển ấy đi trái với quy luật và những chuẩn mực chung của nhân loại.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số cho thấy chủ nghĩa xã hội không mâu thuẫn với phát triển công nghệ mà còn là tinh túy, phù hợp trong xu hướng đó. Cụ thể, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, big data, tự động hóa… vào quản trị xã hội, phát triển kinh tế số, chính phủ số sẽ giúp nhà nước phục vụ nhân dân tốt hơn, quản lý hiệu quả hơn, công bằng và minh bạch hơn. Và khi ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số thì sự công bằng càng được đảm bảo cụ thể và đầy đủ hơn. Nói cách khác, công nghệ cao và chuyển đổi số sẽ giúp chủ nghĩa xã hội tiến đến đích nhanh hơn và cũng là minh chứng cho sự công bằng, văn minh, khoa học và tiến bộ không thể chối cãi.

Thứ ba, giải pháp ứng phó với bất công, khủng hoảng toàn cầu sẽ được tư duy, dự báo và định hình rõ nét, nhanh chóng hơn. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn: phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng đạo đức, mâu thuẫn sắc tộc, chiến tranh, bản sắc văn hóa nhiều biến tướng lệch lạc… chủ nghĩa xã hội với định hướng nhân văn, công bằng, bao trùm và hợp tác quốc tế chính là giải pháp để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Khi phương pháp đúng thì chắc chắn sẽ cho ra kết quả phù hợp, giá trị và nhân văn. Còn phương pháp sai thì đương nhiên việc cho ra kết quả đúng thì chẳng qua chỉ là may mắn. Chủ nghĩa xã hội là khoa học lý tưởng và tuyệt đối của xã hội loài người đã được nghiên cứu thấu đáo và kiểm chứng bằng lịch sử nên nó càng là chân lý trong mọi xã hội và thời kỳ.

Trên thực tế, công thức đó đã, đang và sẽ được con người sử dụng, áp dụng như thế nào mà thôi. Vì khoa học đúng đắn nhưng nếu áp dụng máy móc, áp dụng sai thì bản chất khoa học không còn. Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thời gian qua Việt Nam đã rất thận trọng, bài bản, có sự chắt lọc để tổ chức áp dụng triệt để và toàn diện vào đặc thù riêng biệt của Việt Nam.

Khẳng định con đường đi tất yếu của cả dân tộc

Việc kiên định và khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước bền vững trên cơ sở nền tảng khoa học, giá trị và chiều sâu. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại”.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần khẳng định vai trò tất yếu của chủ nghĩa xã hội trong sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Trong các phát biểu gần đây, Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh rằng kỷ nguyên mới là thời kỳ phát triển, giàu mạnh và thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng tới xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc.” Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh rằng để hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam từ đổi mới đến vươn mình và chủ nghĩa xã hội-Kỳ 3: Chủ nghĩa xã hội là tất yếu trong kỷ nguyên mới ảnh 2

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn quan trọng, nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của chiến thắng ngày 30/4/1975, khẳng định vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện sự kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, đồng thời khẳng định đây là lựa chọn tất yếu và phù hợp với khát vọng phát triển của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Việt Nam cần: Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, khẳng định và làm rõ hơn mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam; Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với bảo đảm công bằng, an sinh xã hội; Nâng cao năng lực quản trị quốc gia, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiệu lực, hiệu quả; Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị; Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia.

Chủ nghĩa xã hội không chỉ là đích đến, mà còn là con đường phát triển có tính khoa học, phù hợp với bản sắc, khát vọng và điều kiện của dân tộc Việt Nam. Là chủ nghĩa tất yếu đi đến của xã hội loài người không thể chối bỏ được. Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ, toàn cầu hóa và những thách thức toàn diện, việc tiếp tục kiên định con đường xã hội chủ nghĩa chính là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, hiện tại, của khoa học, của chính nghĩa để bảo đảm một tương lai phát triển bền vững, toàn diện, công bằng và nhân văn cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Và con đường đó cũng đang rất phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại trên toàn cầu. Chỉ những gì phù hợp với quy luật khoa học, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân thì mới có thể tồn tại và đó không gì khác chính là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hoàng Yến - Nguyên Ngọc

(Phòng An ninh Chính trị Nội bộ - Công an thành phố Hà Nội)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.