Sáu nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng năm 2020 bao gồm:
1. Radisti Ayu PRAPTIWI (Indonesia): Dự án tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến các dịch vụ hệ sinh thái văn hóa ở các vùng biển nhiệt đới thuộc Khu dự trữ sinh quyển Taka Bonerate Kepulauan Selayar.
2. Babajide Charles FALEMARA (Nigeria): Dự án định giá kinh tế của các loài cây nhiệt đới và tiềm năng hấp thụ carbon trong đất dưới hình thức các dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Khu dự trữ sinh quyển Omo.
3. Opeyemi ADEYEMI (Nigeria): Dự án đánh giá và lập bản đồ quan tâm của cộng đồng đối với các dịch vụ sinh thái trong Khu dự trữ sinh quyển Omo. Một cách tiếp cận để tăng cường quản lý bền vững khu dự trữ sinh quyển và thúc đẩy sinh kế của người dân.
4. Sandra DELFIN DE LEON (Cuba): Dự án nuôi, nhân giống và hỗ trợ sinh sản san hô đá để nghiên cứu phục hồi rạn san hô.
5. Laure THIERRY DE VILLE D’AVRAY (Philippines): Dự án ảnh hưởng của các rạn san hô nhân tạo đối với cộng đồng cá và lợi ích kinh tế xã hội tiềm năng của chúng, một nghiên cứu tại Khu dự trữ sinh quyển Palawan.
6. Lolanda-Veronica GANEA (Romania): Dự án thiết kế các chiến lược hiệu quả để thực hiện mạng lưới du lịch sinh thái trong khu vực Kênh Sfântu Gheorghe thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Danube.
Kể từ năm 1989, Chương trình MAB đã trao giải thưởng trị giá 5.000 USD mỗi năm nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ thực hiện các dự án về hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Khu dự trữ sinh quyển là các khu vực thúc đẩy các giải pháp sáng tạo để phát triển bền vững và đóng vai trò là phòng thí nghiệm của các ý tưởng và thực hành tốt về bảo tồn đa dạng sinh học. Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới bao gồm 714 địa điểm ở 129 quốc gia. Các khu dự trữ được quản lý bởi Chương trình MAB, chương trình tiên phong cho ý tưởng phát triển bền vững.