Vợ cũ thủ lĩnh IS: 'Chồng tôi là người đàn ông của gia đình'

Saja al-Dulaimi cho biết Abu Bakr al-Baghdadi - thủ lĩnh tối cao của IS vẫn mong muốn một ngày cô sẽ quay về cùng đứa con gái bé nhỏ của mình.
Vợ cũ thủ lĩnh IS: 'Chồng tôi là người đàn ông của gia đình'

Abu Bakr al-Baghdadi từ lâu đã được biết đến là lãnh tụ tối cao của phiến quân IS, hắn tự gọi mình là khalip - tức nguyên thủ quốc gia của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và chỉ huy một lực lượng hàng ngàn tay súng tạo dựng một lãnh thổ Hồi giáo dòng Sunni tại vùng biên giới giữa Iraq và Syria.

Hiện tại, Abu Bakr al-Baghdadi đang bị Mỹ truy nã với mức thưởng lên đến 10 triệu USD cho những ai cung cấp manh mối xác thực về tên khủng bố này.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình kể từ khi thoát khỏi một nhà tù ở Lebanon năm ngoái, Saja al-Dulaimi - người vợ cũ của thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo IS Abu Bakr al-Baghdadi, đã lần đầu tiên hé lộ về tính cách của người đàn ông đang bị truy lùng gắt gao nhất thế giới.

Sinh ra tại Iraq trong một gia đình bảo thủ thuộc tầng lớp trung lưu, Dulaimi đã kết hôn với Baghdadi. Người mà cô cho biết là không hề "giống một tên khủng bố khát máu".

Vợ cũ thủ lĩnh IS: 'Chồng tôi là người đàn ông của gia đình' ảnh 1

Saja al-Dulaimi và người chồng cũ Abu Bakr al-Baghdadi.

"Tôi kết hôn với một người bình thường, một giảng viên đại học," cô nói. "Ông ấy là một người đàn ông của gia đình."

"Baghdadi thường đi làm và trở về với gia đình của mình ngay khi kết thúc công việc", Dulaimi nói. "Ông ấy luôn là hình mẫu dành cho con cái và luôn biết cách đối xử tốt với những thành viên trong gia đình".

Tuy nhiên Dulaimi cho biết cả hai không nói chuyện nhiều với nhau như những cặp vợ chồng khác. Nguyên nhân là do cô luôn cảm thấy người đàn ông của đời mình có một "tính cách bí ẩn".

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi Baghdadi lấy người vợ thứ hai và mối quan hệ vợ chồng giữa cô và trùm IS cũng theo đà kết thúc từ cách đây 7 năm trước. "Thật khó khi hai người vợ sống chung với nhau", cô cho biết.

Với lý do không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống, Dulaimi đã trốn khỏi Baghdadi ngay sau khi cô vừa mang thai con gái. Từ sau lần đó, người chồng của cô đã nhiều lần mong muốn được tái hợp.

Dulaimi cũng cho biết về sau này cô đã sinh một đứa con gái cho Baghdadi. Ngay sau khi biết được rằng mình có con, thủ lĩnh IS đã nhiều lần mong muốn đưa người con về nuôi dưỡng nếu Dulaimi kết hôn với người khác.

Hiện tại cô đang rất lo lắng về sự an toàn của con gái mình khi phải trở về với cuộc sống đầy rẫy nguy hiểm của người cha khủng bố.

Người mẹ này mong muốn con gái của mình sẽ có được một nền giáo dục tiên tiến ở châu Âu.

"Tôi muốn sống trong một quốc gia châu Âu, không phải là một quốc gia Ả Rập," cô nói. "Tôi muốn con tôi được sống và được giáo dục một cách tốt nhất."

"Tôi không muốn con gái mình gánh trên vai những tội lỗi của cả thế giới".

Trở về với cuộc sống bình thường Dulaimi cũng cảm thấy tự ti khi luôn mang tiếng xấu như một kẻ khủng bố. "Tôi đã rời bỏ tất cả cuộc sống tai tiếng đó từ năm 2008 và phải trải qua rất nhiều điều tồi tệ ở trong tù khi cố gắng vượt biên ra khỏi Syria."

"Nếu tôi muốn sống với anh ta, tôi đã có một cuộc sống như bà hoàng" cô nói. "Tôi có thể quay lại với ông ấy bất cứ lúc nào và có rất nhiều tiền. Nhưng tôi không muốn tiền. Tôi chỉ muốn một cuộc sống bình thường".

Minh Vương

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.