Vụ Bán đất vườn mất luôn đất ở: Tòa cấp cao tuyên hủy bản án ‘quá bất hợp lí’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa có quyết định tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND TP.Đà Lạt và TAND tỉnh Lâm Đồng, vì cho rằng hai bản án này “không đúng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cụ Lân, cụ Luận”.
Mộ của ông Lân nằm chơ vơ bên nền nhà tan hoang sau cưỡng chế thi hành án. Ảnh: Lê Xuân Thọ
Mộ của ông Lân nằm chơ vơ bên nền nhà tan hoang sau cưỡng chế thi hành án. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Cụ Lân, cụ Luận có tên đầy đủ là Phan Văn Lân và Phạm Thị Luận (đều đã mất, ở phường 3, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), là những người bị mất đất ở sau khi bán đất vườn mà Ngày Nay đã liên tục thông tin trước đó.

Lập luận một đằng, tuyên án một nẻo

Ông Lân bà Luận có thửa đất số 137 diện tích 1.254 m2, tờ bản đồ số 29 tại số 29Đ, đường 3/4, phường 3 (TP.Đà Lạt); trong đó có hơn 954 m2 đất trồng cây lâu năm, 300 m2 đất ở đô thị, trên đất ở có căn nhà 34 m2. Năm 2009, ông Lân bà Luận bán 1.000 m2 đất vườn cho bà Tưởng Thị Nhị (ở phường 1, TP.Đà Lạt) với số tiền 680 triệu đồng.

Theo các đơn khiếu nại, tố cáo của gia đình ông Lân bà Luận, tháng 12/2010, khi làm hợp đồng chuyển nhượng, sang sổ, lợi dụng sự không am hiểu, không biết chữ của ông Lân, bà Luận, bà Nhị đã làm thủ tục sang tên toàn bộ diện tích thửa đất 137 sang cho mình.

“Nhưng mãi đến đầu năm 2015, gia đình chúng tôi mới biết chuyện đó và gửi đơn lên các cấp để cầu cứu”, bà Phạm Thị Vân (SN 1975) cho biết. Bà Vân là con gái của ông Lân và Luận, được thừa kế, ủy quyền theo đuổi vụ việc liên quan đến thửa đất 137.

Vụ Bán đất vườn mất luôn đất ở: Tòa cấp cao tuyên hủy bản án ‘quá bất hợp lí’ ảnh 1

Căn nhà 34 m2 của gia đình ông Lân bà Luận trước khi bị cưỡng chế thi hành án. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Tháng 5/2015, UBND phường 3 (TP.Đà Lạt) tổ chức hòa giải lần 1. Theo biên bản buổi hòa giải, bà Nhị thừa nhận “tôi không có lấy đất của ông bà (ông Lân, bà Luận - PV), tôi mua 1.000 m2 thì tôi sử dụng 1.000 m2”, đồng thời bà Nhị cũng khẳng định “tôi vẫn trả lại cho ông bà 250 m2, đất của tôi còn lại 1.000 m2”. Nhưng bà Nhị không thực hiện cam kết. Gia đình ông Lân bà Luận khởi kiện bà Nhị.

VKSND TP.Đà Lạt cho rằng TAND TP.Đà Lạt không thuộc thẩm quyền xét xử vụ án tranh chấp dân sự này, nên kháng nghị xét xử phúc thẩm lên TAND tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 25/7/2019, TAND tỉnh Lâm Đồng do Chủ tọa phiên tòa Huỳnh Châu Thạch ký bản tuyên án phúc thẩm số 78/2019/DS-PT.

“Chúng tôi vô cùng vui mừng trước các quyết định của VKSND và TAND Cấp cao tại TP.HCM. Hy vọng chúng tôi sẽ sớm lấy lại phần diện tích 250 m2 đất ở đã bị mất”, ông Nguyễn Ngọc Hạnh (SN1978), con rể ông Lân bà Luận bày tỏ.

Mặc dù đưa ra nhận định “có căn cứ khẳng định vợ chồng ông Lân, bà Luận chỉ đồng ý chuyển nhượng diện tích 1.000 m2 theo giấy biên nhận đặt cọc ngày 2/6/2009”, nhưng TAND tỉnh Lâm Đồng vẫn tuyên án gia đình ông Lân bà Luận giao toàn bộ khoảng 250 m2 diện tích đất ở cho bà Nhị. Lí do: Phần diện tích này không đủ diện tích tối thiểu là 500 m2 để tách thửa.

Cho rằng bản án quá bất công, gia đình ông Lân bà Luận gửi đơn kháng nghị lên VKSND cấp cao tại TP.HCM. Còn các luật sư đưa ra nhận định “tuyên án quá bất hợp lí”.

Ngày 25/6/2020, Chi cục THADS TP.Đà Lạt tiến hành cưỡng chế thi hành án để buộc người nhà ông Lân bà Luận ra khỏi nhà, giao đất cho bà Nhị. Người nhà ông Lân bà Luận đã phải thốt lên "cán bộ thi hành án quá nhẫn tâm". Việc thi hành án cũng có nhiều dấu hiệu sai phạm.

Vụ Bán đất vườn mất luôn đất ở: Tòa cấp cao tuyên hủy bản án ‘quá bất hợp lí’ ảnh 2

Căn nhà của gia đình ông Lân bà Luận chỉ còn đống đổ nát sau khi bị cưỡng chế thi hành án. Ảnh: Lê Xuân Thọ

TAND tỉnh Lâm Đồng sai luật

Theo Quyết định Kháng nghị Gám đốc thẩm số 37/QĐKNGĐT-VKS-V1 ngày 7/1/2021 của VKSND Cấp cao tại TP.HCM đối với Bản án 78/2019/DS-PT của TAND tỉnh Lâm Đồng, thì vào thời điểm xét phúc thẩm tháng 7/2019 thì loại đất và vị trí của thửa đất 137 được phép tách thửa với diện tích tối thiểu 200 m2 theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Như vậy, với diện tích khoảng 250 m2, là đủ điều kiện tách thửa để gia đình ông Lân bà Luận được sở hữu và đúng với hợp đồng mua bán của hai bên. Tuy nhiên, TAND tỉnh Lâm Đồng lại cho rằng diện tích tách thửa tối thiểu phải là 500 m2, nên đã tuyên phần diện tích đất ở thuộc quyền sở hữu của bà Nhị.

Cũng theo Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm số 37/QĐKNGĐT-VKS-V1, tại phiên xét xử phúc thẩm tháng 7/2019, bà Nhị cũng thừa nhận chuyển nhượng 1.000 m2 đất, đồng ý tách sổ phần không chuyển nhượng là 250 m2 đất ở cho gia đình ông Lân bà Luận.

Vụ Bán đất vườn mất luôn đất ở: Tòa cấp cao tuyên hủy bản án ‘quá bất hợp lí’ ảnh 3
Sau khi căn nhà duy nhất bị cưỡng chế thi hành án, bàn thờ và di ảnh ông Lân được con cái "gửi" nhà hàng xóm. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Nhưng TAND tỉnh Lâm Đồng vẫn tuyên phần diện tích đất ở thuộc bà Nhị, bà Nhị phải thanh toán thêm cho gia đình ông Lân bà Luận số tiền 2 tỉ 543 triệu đồng cho diện tích đất này. VKSND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng TAND tỉnh Lâm Đồng đã “đánh giá chứng cứ không khách quan, toàn diện, áp dụng không đúng quy định pháp luật ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn (gia đình ông Lân bà Luận-PV)”.

Do đó, VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã ra Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm số 37/QĐKNGĐT-VKS-V1, kháng nghị Bản án phúc thẩm số 78/2019/DS-PT của TAND tỉnh Lâm Đồng theo thủ tục giám đốc thẩm; đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử theo hướng hủy bản án sơ thẩm của TAND TP.Đà Lạt và Bản án phúc thẩm số 78/2019 của TAND tỉnh Lâm Đồng để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; tạm đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Ngày 19/3/2021, TAND Cấp cao tại TP.HCM có Quyết định Giám đốc thẩm số 103/2021/DS-GĐT chấp nhận kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM; hủy Bản án 78/2019/DS-PT ngày 25/7/2019 của TAND tỉnh Lâm Đồng và Bản án sơ thẩm số 46/2018/DS-ST ngày 26/10/2018 của TAND TP.Đà Lạt; giao hồ sơ vụ án cho TAND TP.Đà Lạt giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.