Vụ DN XKLĐ 'tố' Cục QLLĐNN: 'Rút đơn sẽ được cấp giấy phép mới, không cần phí bôi trơn'?

(Ngày Nay) -4 tháng trước, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung khẳng định trước dư luận: khẩn trương giải quyết, đúng quy trình, tôn trọng khách quan, không bao che, không dung túng bất cứ ai” song tới nay mọi việc lại có dấu hiệu “chìm xuồng”. Không chỉ có thế, DN được nhiều người thuyết phục “hoà giải, rút đơn”, thậm chí xuất hiện văn bản giả mạo xin rút đơn tố cáo ông Tống Hải Nam, Cục phó Cục QLLĐNN.
 
Lao động Việt Nam làm việc tại HQ, ảnh Nguyễn
Lao động Việt Nam làm việc tại HQ, ảnh Nguyễn

Thoả hiệp không thành, xuất hiện văn bản giả mạo xin rút đơn tố cáo

Trao đổi với Ngày Nay, ông Lưu Quang Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Hà – Hà Tĩnh (VIHATICO), người đã gửi đơn tới Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ LĐ TB& XH kêu cứu về việc bị “triệt hạ” do nạn“giấy phép con”của Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ LĐTB&XH cho biết trong khi DN ông mỏi mắt ngóng chờ sự giải quyết của Bộ LĐTB&XH thì ngày 12/09/2017 ông bất ngờ được Thanh tra Bộ LĐTB&XH mời làm việc.

Nội dung cuộc làm việc nhằm xác định đơn đề ngày 25/8/2017 có đóng dấu VIHATCO gửi Bộ LĐTB&XH xin rút đơn khiếu nại tố cáo ông Tống Hải Nam, Cục phó Cục QLLĐNN,  người ký công văn 291/QLLĐNN-TTr dừng toàn bộ hoạt động XKLĐ gây thiệt hại nặng nề cho Công ty VIHATICO.

“Tôi đã làm việc với Thanh tra Bộ LĐTBXH và có biên bản xác định đơn đề ngày ngày 25/8/2017 mà  Bộ LĐTB&XH nhận được không phải do tôi viết, chữ ký và con dấu trên đơn không phải của VIHATICO. Tôi khẳng định vẫn giữ nguyên các nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ban hành công văn 291/QLLĐNN-TTr ngày 15/3/2017 của Cục quản lý lao động ngoài nước và Công văn số 4732/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 18/12/2015 của Bộ LĐTB&XH”, ông Bình nói. Đồng thời cho biết thêm, trước thời gian ông được Bộ LĐTB&XH mời tới làm việc về lá đơn giả mạo nói trên, một số người ở DN XKLĐ khác đã cố gắng thuyết phục VIHATICO rút đơn tố cáo đối với ông Tống Hải Nam.

“Những người thuyết phục đã đưa ra những lợi ích cụ thể dành cho VIHATICO cũng như lời đảm bảo từ một Giám đốc sở LĐTBXH của một tỉnh khác là, sẽ cấp nhanh giấy phép mới cho  VIHATICO mà không mất phí bôi trơn, không cần ký quỹ 1 tỷ đồng theo Luật định. Một cán bộ Phòng Pháp chế tổng hợp - Cục QLLĐNN đã gọi điện thoại cho con trai tôi, hẹn gặp và nhờ con trai tôi thuyết phục tôi rút đơn”, ông Bình tiết lộ.

Vụ DN XKLĐ 'tố' Cục QLLĐNN: 'Rút đơn sẽ được cấp giấy phép mới, không cần phí bôi trơn'? ảnh 1Biên bản làm việc khẳng định văn bản xin rút đơn khiếu nại Cục QLLĐNN mà Bộ LĐTBXH nhận được là giả mạo, cty VIHATICO giữ nguyên nội dung khiếu nại, tố cáo đã gửi Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan.

Bộ LĐTBXH không kiên quyết, cái sảy sẽ nảy cái ung!

Tiết lộ của ông Bình cho thấy những bất thường liên quan tới sự chậm trễ giải quyết đơn, thư tố cáo của Bộ LĐTB&XH đối với các doanh nghiệp XKLĐ, cụ thể ở đây là Công ty Cổ phần Việt Hà – Hà Tĩnh.

Rõ ràng, nội dung khiếu nại, tố cáo của VIHATICO không phức tạp, nằm trong thẩm quyền của Bộ LĐTB&XH, Bộ trưởng trước công luận đã khẳng định sẽ giải quyết nghiêm minh thế nhưng 120 ngày trôi qua, DN mỏi mòn trông đợi, nhưng sự việc không được giải quyết.

Bên cạnh sự im ắng tới khó hiểu của Bộ LĐTBXH, việc có người giả mạo đơn xin rút đơn tố cáo khiếu nại đích danh lãnh đạo Cục QLLĐNN, việc xuất hiện những hứa hẹn, cam kết đổi chác lợi ích cho doanh nghiệp vừa bị rút phép trong việc cấp lại giấy phép mới cho thấy công tác quản lý lao động ngoài nước và các DN XKLĐ đặt ra nhiều câu hỏi nổi cộm cho Bộ LĐTB&XH về quy trình cấp, đổi giấy phép thiếu minh bạch, đầy tai tiếng hiện nay.

Nếu VIHATICO rút đơn khiếu kiện thì ai, bằng cách gì để họ thực hiện cam kết cấp giấy phép mới cho VIHATICO ? Liệu ai đó có thể giúp VIHATICO lách Luật bằng cách lập công ty mới rồi cấp giấy phép cho công ty này? Liệu kiểu cấp, đổi giấy phép như trường hợp của TCty Công trình giao thông 8 (Cienco8) còn tồn tại nữa hay không? (tức bị Thanh tra Bộ phạt, đình chỉ hoạt động để kiện toàn bộ máy 2 tháng và sau đó kiến nghị thu hồi giấy phép vì DN này không đủ điều kiện hoạt động thì ngay trong thời gian này DN vẫn được Cục QLLĐNN trình Bộ LĐTBXH cấp lại giấy phép). Hay việc thu hồi giấy phép do không làm thủ tục đổi giấy phép XKLĐ trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp lại  Đăng ký kinh doanh theo qui định của Luật sẽ được thực hiện như thế nào với vài chục bộ hồ sơ hiện đang nằm chờ ở Cục QLLĐNN, trong khi  Công ty Cổ phần phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt nam (Petromanning JSC) đã bị thu hồi giấy phép do lỗi này?

Dư luận đang chờ sự trả lời kiên quyết bằng hành động của Bộ LĐTB&XH, không để cái sảy nảy cái ung.

Nguyên do từ công văn số 291/QLLĐNN-TTr

Từ đầu năm 2017, một số các doanh nghiệp XKLĐ thuộc Ngành lao động đã liên tục làm đơn kêu cứu bởi bị “hành” bởi một loạt công văn mang dạng “Giấy phép con” như: Công văn số 4732/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 18/11/2015 và công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 06/4/2016 thay thế 4732/LĐTBXH-QLLĐNN. Dựa trên các công văn này Cục QLLĐNN đã đòi  các DN muốn XKLĐ phải đạt  đầy đủ các điều kiện cụ thể đề ra trong công văn như các điều kiện về cán bộ, bộ máy, cơ sở vật chất... Và từ đó họ đã ra tiếp những công văn khác “triệt hạ doanh nghiệp” nếu không đáp ứng đủ các điều kiện do các công văn trên quy định.

Thực tế Cục QLLĐNN là đơn vị tham mưu cho Bộ ra các công văn kể trên đồng thời họ cũng đã ban hành  Công văn  113 ngày 26/1/2016 để dừng không thời hạn việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của 35 DN với lý do chưa nộp báo cáo đúng  hạn như công văn số 4732/LĐTBXH-QLLĐNN quy định.

Đặc biệt, công văn 291/QLLĐNN-TTr do ông Tống Hải Nam, Cục phó Cục quản lý lao động ngoài nước ký để dừng toàn bộ hoạt động của công ty VIHATICO trước khi có quyết định thanh tra là “vi phạm nghiêm trọng quy định và lợi dụng chức vụ để thực hiện hành vi trái pháp luật” gây thiệt hại cho VIHATICO. Do đó, VIHATICO đã đệ đơn tố cáo đích danh ông Tống Hải Nam và tiết lộ: có lợi ích nhóm tại Cục QLLĐNN.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.