Gỡ rào cản cho doanh nghiệp XKLĐ- Nói một đàng làm một nẻo?

(Ngày Nay) -Tinh thần “kiên quyết loại bỏ tất cả các loại văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn có tính chất  giấy phép con…” trong lĩnh vực XKLĐ mà Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã chỉ đạo có thể thành lời nói suông. Bởi khi trả lời báo chí ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH lại cho rằng không có “ giấy phép con”???
 
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Nói về nạn giấy phép con đang gây rào cản cho các doanh nghiệp  XKLĐ, Ngày Nay đã có bài “ Quản lý xuất khẩu lao động: “Siêu quyền lực” từ giấy phép con” và nhiều bài khác liên quan. Tuy nhiên, qua trả lời  của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp và Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) cho thấy dường như họ không muốn gỡ rào cản  này...?

 Lại chờ xin ý kiến?

“Công văn như giấy phép con”, việc dừng phép không thời hạn 35 doanh nghiệp XKLĐ và kết quả thực hiện những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH về việc loại bỏ các văn bản có tính chất giấy phép con là những nội dung trong câu hỏi đặt ra đối với ông Tống Hải Nam Phó Cục Trưởng Cục QLLĐNN  và  ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH.  

Trả lời câu hỏi về việc Cục QLLĐNN bằng công văn 113 để dừng thị trường Nhật bản của 35 DN vô thời hạn cách đây hơn 1 năm vì lỗi chưa báo cáo theo chỉ đạo của công văn 4732 . Vậy đến nay Cục đã xử lý như thế nào với các doanh nghiệp này khi mà sau đó  3 tháng  thì công văn này  hết hiệu lực do  có Công văn 1123 thay thế. Nếu theo Công văn 1123 thì họ có bị dừng phép không?  Ông Tống Hải Nam, người ký văn bản 113-QLLĐNN để dừng hoạt động của doanh nghiệp đã xin  khất  không trả lời do “không có Trưởng phòng thị trường Nhật Bản ở đây”.  

Khất trả lời, nhưng thực tế  khi xử lý việc này, một công văn do chính Cục này phát hành ngày 22/06/2017 gửi Công ty TNHH xuất khẩu lao động Bảo Sơn (một trong 35 DN bị dừng thị trường Nhật từ tháng 1/2016) lại  quyết định đồng ý để “Công ty được tiếp tục đăng ký nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng và đề nghị cấp thư phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản kể từ ngày ban hành văn bản này”.  Tức là hơn một năm sau bị dừng theo công văn 113 thì Công ty Bảo Sơn giờ mới được mở phép hoạt động lại ở thị trường Nhật Bản…

Cách làm khó hiểu của Cục QLLĐNN khiến một số doanh nghiệp đặt dấu hỏi liệu Cục QLLĐNN có tiêu cực gì hay không trong chuyện này?

Còn việc xử lý các văn bản dạng đòi “giấy phép con” theo cách tích hợp lại thành văn bản pháp qui, theo chỉ đạo kiên quyết của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH thì Cục đã tiến hành như thế nào ? Ông Nam chỉ nói qua loa rằng “đã đưa lên trang web để xin ý kiến của các Bộ, ngành khi nào chính thức Cục sẽ thông báo sau”…

Thật ra văn bản đội lốt giấy phép con mà nhiều doanh nghiệp đã kêu  và  Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã hơn một lần nhắc đến nó khi trả lời báo chí là  các loại văn bản không phải văn bản pháp quy mà vẫn cứ đưa ra các điều kiện buộc DN phải thực hiện. Ví như một số công văn mà Bộ gửi các DN XKLĐ là công văn mang tính chất  “Giấy phép con”.. Vậy mà cơ quan tham mưu như Cục QLLĐNN vẫn cứ thờ ơ, không chịu làm rõ  văn bản nào mang, văn bản nào không mang  tính chất“ Giấy phép con”,.

Các DN đăng ký làm dịch vụ XKLĐ nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 9 của Luật về người Việt Nam đí làm việc ở nước ngoài theo hợp động thì Bộ LĐTB&XH  sẽ xem xét để cấp phép DN đủ điều kiện để hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.. Đây là giấy phép chuyên ngành cấp cho những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.  

Không phải“giấy phép con” thì là gì?

DN "than phiền" công văn 4732  là  đội lốt “ giấy phép con” không phải không có cơ sở. Thực tế, văn bản này quy định các điều kiện buộc doanh nghiệp phải tuân theo, nếu không theo thì bị dừng hoạt động. Tại mục I của Công văn 4732 ghi rõ các điều kiện DN đưa thực tập sinh sang Nhật Bản ( chưa kể đến các mục sau đều đưa các điều kiện khác liên quan).

Chưa kể, công văn còn ghi điều kiện nếu chậm nộp báo cáo 30 ngày, không đảm bảo điều kiện công văn quy định thì không được đưa thực tập sinh đi Nhật.  Công văn 1123 thay thế công văn 4732 tuy đã bỏ chữ “điều kiện” và bỏ quy định “nộp báo cáo” nhưng vẫn thể hiện tinh thần can thiệp, áp đặt  các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện văn bản đưa ra, thậm chí để dễ phát sinh nhũng nhiễu doanh nghiệp nên nó cũng là công văn kiểu “giấy phép con”.

Trước bức xúc của DN và phản ứng từ dư luận, ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH vẫn lý giải công văn này không phải giấy phép con. Tuy nhiên cách giải thích của ông Doãn Mậu Diệp thiếu thuyết phục khi cho rằng: “ Đối với các quy định của Việt Nam chỉ có mấy cái: Thứ nhất, là cấp giấy phép cái việc này đúng như quy định tại luật không có giấy phép, không phải công ty hợp pháp thì không được làm. Thứ hai, là câu chuyện đăng ký hợp đồng, bởi vì xảy ra tình trạng hợp đồng chỉ có 50 người thôi ông tuyển chọn đến 200 người đào tạo và rất lãng phí và đã xảy ra rất nhiều việc người lao động khiếu kiện, khiếu nại. Cho nên việc đăng ký hợp đồng là việc tiên quyết cũng quy định tại luật. Thứ ba, là thư giới thiệu JITCO của Nhật Bản, câu chuyện này cũng là yêu cầu từ phía Nhật Bản, doanh nghiệp yêu cầu phát thư giới thiệu 1 lần và sau đó ông làm đó không phải là giấy phép con….”.

Ông Diệp cũng dẫn giải nội dung đề ra trong công văn là cần thiết vì  có sự đồng thuẫn của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm giữ thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, có thể thấy, phải giữ thị trường Nhật Bản cũng như đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc nước ngoài là đúng đắn nhưng phải trên cơ sở đúng pháp luật.  Nếu thấy DN cần phải tuân thủ các điều kiện công văn đưa ra  tại sao Bộ không trình Chính phủ để ra Nghị định và tiến tới đề nghị QH sửa đổi luật?

Cách trả lời của ông Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp và  ông Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN Tống Hải Nam lý giải vì sao chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về rà soát các văn bản kiểu giấy phép con cứ tắc mãi và tinh thần kiến tạo phát triển dường như chỉ nói mà không làm, còn DN rơi vào tình trạng chỉ biết dài cổ chờ.  

Cũng cần nói thêm, không phải chỉ có Công văn 4732 cho thị trường lao động Nhật Bản mà các công văn dùng ở các thị trường Đài Loan, Ả rập xê út đều mang tính chất tương tự.

Ngày Nay tiếp tục cập nhật thông tin.

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.