Vụ giả sinh viên ĐHYD TP: Cần làm rõ vì sao “bác sĩ” Khiêm có thể “ký” trên hồ sơ?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trưa 22/2, sau khi Ngày Nay đăng tải bài viết Đại học Y dược (ĐHYD) TP.HCM nói gì về vụ một thanh niên giả làm sinh viên đăng ký vào khu điều trị bệnh nhân Covid-19 ra y lệnh, ký hồ sơ bệnh án, chúng tôi đã trao đổi nhanh qua điện thoại (số 0916846...) với "bác sĩ" Nguyễn Quốc Khiêm (SN 1996) để có cái nhìn tổng quan về vụ việc.

Ngay khi nhận điện thoại, Khiêm có dấu hiệu hoảng hốt, lo sợ. Sau khi nhận được lời động viên, Khiêm bình tĩnh lại và cho biết, em từng học y sĩ tại Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định khoá 2016 – 2018 nhưng nghỉ ngang. Sau này có người khuyên nên em đang ôn thi lại vào bác sĩ đa khoa.

Do quan tâm đến nghề y nên Khiêm tham gia và theo dõi một số fanpage trên Facebook của các trường y, trong đó có Đại học Y dược TP. Khi tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, diễn biến phức tạp, Khiêm có đọc thấy trên fanpage Đại học Y dược kêu gọi sinh viên tình nguyện nên đăng ký tham gia, với tâm niệm là góp chút công sức chống dịch chứ không nhằm mục đích trục lợi.

Sau đó, Khiêm đăng ký theo đường link hướng dẫn với danh nghĩa là sinh viên trường Đại học Y dược TP và được chấp nhận.

Vụ giả sinh viên ĐHYD TP: Cần làm rõ vì sao “bác sĩ” Khiêm có thể “ký” trên hồ sơ?! ảnh 1

Văn bản Đại học Y dược gửi đến cơ sở tiếp nhận tình nguyện viên thể hiện rõ nội dung: “Danh sách sinh viên tham gia hỗ trợ khu cách ly trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM”

“Lúc đó, em chỉ nghĩ đơn giản là tham gia chống dịch. Làm cái việc mà mình yêu thích, chứ không phải để lừa đảo. Em đăng ký theo diện sinh viên, tham gia lấy mẫu test Covid-19, lấy ven và hỗ trợ cơm nước chung với mấy bạn tình nguyện thôi chứ không tham gia điều trị. Em muốn đóng góp gì đó cho công tác chống dịch, thiện nguyện.

Em đã sai. Em mong tất cả người dân tha thứ, bỏ qua cho em. Em thừa nhận mình có ra y lệnh, có ký hồ sơ bệnh án... Do khu cách ly đang thiếu người, do tình hình nguy kịch của bệnh nhân, cũng như được sự "cho phép" của bác sĩ N. và bác sĩ C. tại khu cách ly điều trị nên em có ký vào một số giấy tờ”, Khiêm thú thật.

Ngoài ra, Khiêm cũng thừa nhận việc đã làm giả giấy khen có logo của Bệnh viện Chợ Rẫy và một bảng điểm của Trường Đại học Y dược TP.

“Em không dùng cái đó để trục lợi, để khám hay làm gì với bệnh nhân. Cái đó là vì gia đình vẫn kỳ vọng vào em nên em làm gửi cho gia đình. Em cũng từng học y nên có kiến thức. Em sinh ra ở Ninh Thuận, hiện đang sống với bà nội. Cái bằng khen em nhận là tự chế từ một mẫu bằng khen trên mạng, để đem về khoe với gia đình, ba mẹ và bà vui”,Khiêm phân trần.

Khi phóng viên đặt câu hỏi có hay không việc Khiêm "dán mác" bác sĩ thu tiền phí khám người bệnh, đi mua thuốc, vật tư… thì Khiêm xác nhận có việc thu phí. Tuy nhiên, việc này là do bên thu chi làm. “Về tiền bạc, ở khu đó, có một bạn khác phụ trách. Tất cả thu chi đều có hóa đơn và bạn thủ quỹ đó phụ trách hết".

“Em làm ở khu điều trị cách ly từ 13/7 tới đầu tháng 10 thì hết thời hạn tình nguyện thì không nghe chuyện mất cắp trang thiết bị vật tư y tế gì (như Đại học Y dược TP nói - PV), cũng như không có "lùm xùm" gì. Tới ngày hôm qua thì em có nhận được cuộc gọi từ báo chí.

Em cam đoan là đến giờ em không khám chữa bệnh bên ngoài cho ai. Trong khu cách ly điều trị em cũng không trục lợi gì cả. Em biết, em sai rồi. Em hối hận lắm! Giờ việc này em phải làm sao?”, Khiêm lo lắng.

Trong vụ việc này, dù với mục đích là hỗ trợ công tác chống dịch nhưng rõ ràng lỗi thuộc về cá nhân Nguyễn Quốc Khiêm khi tự ý đăng ký tham gia tình nguyện với danh nghĩa sinh viên trường Đại học Y dược TP.

Trao đổi với Ngày Nay, Đại học Y dược TP cũng thừa nhận thiếu sót khi lên danh sách và cử sinh viên đi hỗ trợ chống dịch nhưng thiếu kiểm tra, xác minh. “Đây cũng là bài học kinh nghiệm để chúng tôi hiểu rằng không được chủ quan trong công tác nhân sự, quản lý sinh viên về sau”.

Nhưng thật khó lý giải vì sao Trung tâm Y tế Q.12 lại để một “sinh viên” đảm nhận vai trò “bác sĩ” trong khu cách ly điều trị Covid-19 và bản thân “tình nguyện viên” này lại ký tá trên hồ sơ bệnh án trong suốt thời gian hỗ trợ tại đây?!.

Vì bản thân Khiêm không phải là bác sĩ và không có chức năng cũng như nhiệm vụ ký hồ sơ bệnh án. (Điều này cũng trùng hợp với thông tin ban đầu mà Sở Y tế TP.HCM công bố trên Website vào sáng 22/2). Và trong các văn bản Đại học Y dược gửi đến cơ sở tiếp nhận tình nguyện viên thể hiện rõ nội dung: “Danh sách sinh viên tham gia hỗ trợ khu cách ly trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM”?!.

Vậy, cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lý, điều phối nhân sự nơi Khiêm tham gia chống dịch!

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).