'Vũ khí' năng lượng bí mật của Nga trong đối phó lệnh trừng phạt từ phương Tây

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các nhà kỹ trị trẻ người Nga có kiến ​​thức sâu rộng về phương Tây đang ngày càng thăng tiến trong Điện Kremlin.
Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin (thứ 2 từ phải sang) trong một cuộc họp của OPEC+. Ảnh: AFP
Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin (thứ 2 từ phải sang) trong một cuộc họp của OPEC+. Ảnh: AFP

Theo tờ Wall Street Journal ngày 2/3, Nga đang rất cần phát triển các thị trường mới cho các công ty dầu khí, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang cắt đứt "xương sống" của nền kinh tế nước này.

Pavel Sorokin là một phần của đội ngũ các nhà kỹ trị trẻ có kiến ​​thức sâu rộng về phương Tây, được Tổng thống Vladimir Putin gần đây bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga. Ông Sorokin, học ngành tài chính ở London (Anh), đã đàm phán nhiều thương vụ ở châu Phi và Trung Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+).

Tháng trước, ông Sorokin đã có công trong việc ấn định giá cố định đối với mặt hàng xuất khẩu dầu chính của Nga, loại Urals, thay vì để thị trường quyết định mức phí của các công ty. Quyết định này dự kiến ​​sẽ giúp Moskva thu 8,2 tỷ USD tiền thuế.

Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, cho biết ông Sorokin đã trở thành "vũ khí bí mật" của Nga trong việc giảm bớt tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Ông Katona cho rằng nhiều "đồng minh" của Ukraine đã đánh giá thấp chuyên môn của thế hệ lãnh đạo mới của Điện Kremlin và Tổng thống Putin ngày càng coi trọng thế hệ mới này, những người nói tiếng Anh trôi chảy và kiên định hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Nga.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm xáo trộn thị trường năng lượng toàn cầu và các liên minh lâu năm. Nga, quốc gia từng coi EU là khách hàng năng lượng chính, giờ đây chuyển phần lớn sản lượng của mình sang Ấn Độ và Trung Quốc, những nước thường mua với giá chiết khấu cao so với giá thị trường. Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Nga, một phần do những khoản chiết khấu đó, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm 46% trong tháng 1 năm nay so với cùng tháng năm ngoái.

Để bù đắp cho khoản doanh thu bị suy giảm đó, Nga cần phát triển các đối tác thương mại mới. Ông Sorokin và các cộng sự đang cho thấy một số thành công: Nga đã xuất khẩu hơn 8 triệu thùng dầu vào tháng 1, một trong 5 tháng cao nhất được ghi nhận và là mức chưa từng đạt được kể từ tháng 4/2020, mặc dù được bán với giá giảm giá khoảng 30 USD/ thùng.

Trong một hoạt động tiếp cận thị trường, ông Sorokin có chuyến đi vào tháng 9/2022 tới thủ đô Brazzaville của CH Congo, nơi ông đến sau chuyến bay kéo dài 20 giờ và được Tổng thống nước này đón tiếp. Trong chuyến thăm trên, ông Sorokin đã ký một thỏa thuận để Nga cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho CH Congo và để hai công ty Nga xây dựng một đường ống dài hơn 1000 km, trị giá 850 triệu USD.

Tháng trước, ông Sorokin đã gặp một phái đoàn từ Afghanistan, hiện do Taliban điều hành, và đồng ý đề nghị đổi nho khô và thảo mộc để lấy nhiên liệu. Điện Kremlin sau đó đã công bố một thỏa thuận cung cấp cho Kabul xăng dầu của Nga.

Ông Sorokin cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán với Bahrain để nước này trở thành một trung tâm buôn bán dầu do các công ty Nga cung cấp. Hồ sơ hải quan cho thấy một số giao dịch dầu mỏ của Điện Kremlin đã được xử lý ở nước này vào năm ngoái.

Bên trong Điện Kremlin, một số quan chức trẻ đang thăng tiến khác gồm Thứ trưởng Tài chính 39 tuổi Alexey Sazanov, người được đào tạo tại Oxford và cùng làm việc với ông Sorokin tại Ernst&Young ở Moskva. Cùng với ông Sorokin, giờ đây ông Sazanov đóng vai trò quan trọng trong việc tìm cách khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách đang gia tăng nhanh chóng của Nga.

Denis Deryushkin, từng nhà phân tích của Ngân hàng Mỹ, trở thành trưởng bộ phận nghiên cứu của Bộ Năng lượng Nga ở tuổi 29, đại diện cho Moskva tại các cuộc họp tư vấn của OPEC được thiết kế để giúp tối đa hóa giá dầu.

Ngoài ra, cố vấn kinh tế có ảnh hưởng nhất của ông Putin, Maksim Oreshkin, nhận nhiệm vụ năm 38 tuổi, trước đây làm việc cho ngân hàng Pháp Crédit Agricole. Ông Oreshkin đã đứng đầu một chiến lược thành công nhằm thúc đẩy các công ty nước ngoài mua khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng rúp, thay vì bằng USD hoặc euro.

Ông Sorokin sinh ra ở Moskva nhưng lớn lên ở Síp trong một gia đình làm ngoại giao Nga. Ông quay trở lại Nga để bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là kế toán viên tại Ernst&Young và trở thành nhà phân tích cao cấp ở tuổi 26 tại Alfa-Bank, ngân hàng tư nhân lớn nhất của Nga, trước khi lấy bằng Thạc sĩ tài chính tại Đại học London trong một thời gian ngắn.

Sau đó, ông chuyển đến văn phòng của Morgan Stanley ở Moskva. Năm 2015, bảng xếp hạng của Extel và Institutional Investor đã vinh danh ông là một trong những nhà phân tích hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí cho Nga và các quốc gia ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Khi còn là một nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, ông được coi vừa là "một ngôi sao đang lên" vừa là một đồng nghiệp khiêm tốn.

Vào năm 2016, Alexander Novak, khi đó là Bộ trưởng Năng lượng của Nga và hiện là Phó Thủ tướng, đã tuyển ông Sorokin từ ngân hàng Phố Wall và giao cho ông phụ trách trung tâm nghiên cứu năng lượng của cơ quan này. Ông Sorokin nhanh chóng trở thành gương mặt quen thuộc tại các sự kiện ngoại giao khi tháp tùng ông Novak với tư cách phiên dịch viên.

Trong một cuộc gặp năm 2018, Tổng Putin hỏi ông Sorokin đang làm gì cho chính phủ. “Một dự án lớn mà chúng tôi đang thực hiện gần đây là thỏa thuận hạn chế sản xuất giữa Nga và các nước OPEC”, ông Sorokin trả lời. Ngay sau đó, ông Sorokin được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga.

Thứ trưởng Sorokin cũng đã dẫn đầu các động thái nhằm hiện đại hóa ngành năng lượng của Nga, gần đây đã khai trương các trạm nhiên liệu động cơ chạy bằng khí đốt tự nhiên - loại nhiên liệu mà Nga có nguồn tài nguyên lớn nhất thế giới - và một kế hoạch quốc gia nhằm giảm tiêu thụ năng lượng.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.