Tin mới nhất ngày 30/12:
Tin mới nhất về vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: “3 nạn nhân đã về với Chúa”
Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: Mỹ điều tàu hạng nặng lên đường trợ giúp
Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 5 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc
Sau khi nghe thông tin về việc máy bay thuộc hãng hàng không AirAsia của Indonesia mất liên lạc khiến 162 người mất tích bí ẩn, giới quan chức nước này đã bắt tay tìm kiếm và điều tra ‘số phận’ của chiếc máy bay số hiệu QZ8501.
Đọc tại: Máy bay của AirAsia bất ngờ mất liên lạc, 162 người mất tích bí ẩn
Chiếc máy bay Airbus 320-200 được cho là mất tích giữa đảo Java |
AirAsia cho biết, hãng đang tiến hành hàng loạt các vụ tìm kiếm, cứu hộ.
Các lực lượng không quân và hải quân Singapore đã điều 2 chiếc máy bay C-130 để tìm kiếm.
Tatang Kurniadi, người đứng đầu Ủy ban Quốc gia về an toàn giao thông của Indonesia, bày tỏ hy vọng sớm tìm ra vị trí máy bay gặp nạn để kịp thời cứu chữa hơn 160 nạn nhân cũng như thu lại hộp đen nhằm tìm hiểu nguyên nhân máy bay mất tích.
"Chúng tôi đang làm hết sức để tìm kiếm máy bay ở cả trên biển và trên đất liền. Bất cứ một tín hiệu cấp cứu khẩn cấp hay manh mối nhỏ nào đều rất quan trọng lúc này", ông Tatang Kurniadi nói.
Singapore điều 2 máy bay C-130 cho công tác tìm kiếm |
Theo Trikora Raharjo, Giám đốc của Sân bay Juanda (Surabaya), có tất cả 162 người trên máy bay, bao gồm 7 người thuộc phi hành đoàn, số còn lại là hành khách (gồm 16 trẻ em và 1 bé sơ sinh).
Trên máy bay còn có 6 người nước ngoài, gồm 3 người Hàn Quốc, 1 người Anh, 1 người Malaysia và 1 người Singapore. Số còn lại là người Indonesia.
Số người và quốc tịch trên máy bay mất tích Airbus 320-200 |
Theo điều tra ban đầu của hãng AirAsia, máy bay Airbs 320-200 bị mất liên lạc khi bay đến vùng biển Java, giữa Kalimantan và đảo Java.
Hành trình bay (đường màu đỏ) và vị trí máy bay Airbus 320-200 mất liên lạc (đường màu xanh) |
Các quan chức thuộc AirAsia cho hay, khu vực này là khu vực khá nhiều mây. Rất có thể, việc tầm nhìn bị hạn chế đã khiến phi hành đoàn không kiểm soát được máy bay.
Theo ông Joko Muryo Atmodjo, Giám đốc Hàng không thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia, trạm kiểm soát không lưu Jakarta đã yêu cầu phi hành đoàn của chiếc máy bay số hiệu QZ8501 bay lên độ cao 11,5km (thay vì 9,7km) để tránh mây mù.
Trước đó, chiếc máy bay đi từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore đã hoàn toàn mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu Jakarta sau gần 1 giờ phút cất cánh, vào lúc 6:17 phút (giờ địa phương).
Đây được xem là 1 trong 3 vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á năm 2014. Trước đó, hãng hàng không Malaysia đã chứng kiến thảm kịch máy bay số hiệu MH370 mất tích bí ẩn hồi tháng 3/2014 và máy bay số hiệu MH17 bị bắn hạ trên không phận Ukraine hồi tháng 7/2014.
Tin liên quan:
1. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Thêm một máy bay khác gặp nạn
2. Máy bay của Indonesia bất ngờ mất liên lạc, 162 người mất tích bí ẩn
3. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Thông tin mới nhất về nạn nhân và công tác cứu hộ
4. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Mỹ bắt tay điều tra nguyên nhân ban đầu
5. Chùm ảnh: Toàn cảnh vụ máy bay AirAsia mất tích
6. 2014: Năm ‘đại hạn’ của hàng không thế giới
7. Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích: Có khả năng máy bay đã rơi xuống đáy biển
8. Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn
9. Chi tiết về chiếc Airbus 320-200 của AirAsia Indonesia mất tích