Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc

Nhiều chuyên gia hàng không đã nghĩ đến các yếu tố như thời tiết, con người và động cơ máy bay khi nhận định về nguyên nhân máy bay QZ8501 mất tích khỏi màn hình radar, trên vùng biển Java, Indonesia.
Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc

Chỉ sau gần một giờ cất cánh từ Surabaya (Indonesia) sáng 28/12, chiếc Airbus A320 của hãng Air Asia mang số hiệu QZ 8501 đã đột ngột biến mất trên màn hình radar. Có tất cả 162 người trên máy bay, bao gồm 7 người thuộc phi hành đoàn và 155 hành khách.

Chi tiết:

Máy bay của Indonesia bất ngờ mất liên lạc, 162 người mất tích bí ẩn

Vụ máy bay AirAsia mất tích: Thông tin mới nhất về nạn nhân và công tác cứu hộ

Các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực hết sức trong cuộc tìm kiếm ở cả trên biển và đất liền. Trong khi đó, nhiều chuyên gia hàng không cũng đã nghĩ đến các yếu tố như thời tiết, con người và động cơ máy bay khi đánh giá và phỏng đoán những gì có thể đã xảy ra cho chuyến bay QZ8501.

Dưới đây là 5 nhận định mà các chuyên gia đưa ra:

1. Lỗi của phi công

Đây là nhận định có tỷ lệ chấp nhận thấp nhất vì cơ trưởng người Indonesia Iryanto có kinh nghiệm hơn 20.000 giờ bay, trong đó có 7000 giờ bay với AirAsia, ông Tony Fernandes, giám đốc hãng hàng không này cho biết.

Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc - anh 1

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia hàng không, cơ trưởng Iryanto là một phi công dày dặn kinh nghiệm và đã quen thuộc với những chuyến bay có lộ trình ngắn như QZ8501.

2. Lỗi động cơ

Chiếc máy bay A320 được đánh giá có độ an toàn cao với chỉ 26 vụ tai nạn kể từ lần đầu tiên xuất xưởng vào năm 1988.

Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc - anh 2

Ảnh minh họa

Theo phi công và chuyên gia hàng không Gideon Ewers, tất cả những sự cố mà máy bay này gặp phải đều xuất phát từ những nguyên nhân khác chứ không phải là vấn đề với động cơ máy bay.

Nổi tiếng nhất là vụ tai nạn năm 2009, chiếc A320 của hãng hàng không Mỹ đã va chạm với một đàn chim lớn và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson.

3. Gặp bão

Phi công đã yêu cầu tăng độ cao trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar nhằm tránh thời tiết xấu.

Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc - anh 3

Rất có thể máy bay số hiệu QZ8501 đi vào khu vực có bão lớn

Theo Đại úy và cũng là chuyên gia hàng không Mike Vivian, những cơn bão có thể chạm tới độ cao từ hàng trăm đến hàng nghìn mét và những đám mây dông có thể khiến máy bay hư hỏng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều kiện thời tiết không ổn định là điều thường gặp ở khu vực này và phi công là chuyên gia trong việc xử lý tình huống trước mọi điều kiện thời tiết. Ông Vivian cho rằng một hiện tượng thời tiết cho dù có xuất hiện bất ngờ cũng khó có thể là nguyên nhân của việc máy bay mất tích.

4. Máy bay bị đóng băng đột ngột

Theo phi công Ray Karam Singh - một người có nhiều kinh nghiệm điều khiển lộ trình bay trên biển Java, chiếc máy bay có thể đã bay vào vùng xảy ra tình trạng băng giá và điều này có thể là nguyên nhân khiến máy bay ngừng hoạt động và “rơi tự do”.

Ông cho rằng phi công của QZ8501 có lẽ đã cố gắng thoát ra khỏi vùng băng giá bằng cách đưa máy bay lên cao hơn nhưng lại vướng sâu hơn vào tình trạng này.

Ông Singh nhận định, có thể băng là nguyên nhân gây tai nạn chứ không phải cơn bão.

5. Hành động cố ý

Các phi công của máy bay Airbus 320-200 QZ8501 duy trì thông tin liên lạc với trạm kiểm soát không lưu cho đến những phút cuối cùng, theo David Learmount, chuyên gia bình luận của Flight Global.

Thói quen của phi công là bay, điều hướng và sau đó liên lạc. Do đó, một điều gì đó khiến họ bị phân tâm đồng nghĩa với việc họ không thể liên lạc với kiểm soát không lưu.

Ông Learmount nói: “Có điều gì đó đã khiến họ bị xao nhãng và không thể tiếp tục liên lạc. Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra lúc đó, nhưng có vẻ như đó không phải là một hành động cố ý”.

Khả năng máy bay của AirAsia là mục tiêu khủng bố cũng bị loại trừ, vì bình thường sẽ có một nhóm tội phạm nào đó tuyên bố trách nhiệm và hành vi khủng bố của mình.

6. 'Hố tử thần' Java, nơi QZ8501 mất tích

Biển Java là một phần của Tây Thái Bình Dương, nằm giữa quần đảo Java của Indonesia và Borneo (Đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia).

Nó được bao quanh bởi Borneo ở phía Bắc, đảo Java ở phía nam, đảo Sumatra ở phía Tây và biển Flores - Bali ở phía Đông. Nó được kết nối với Ấn Độ Dương bởi eo biển Sunda.

Java là vùng biển nước nông, có độ sâu trung bình khoảng 46 mét. Nó bao gồm một diện tích bề mặt tổng cộng 167nghìn mét vuông, gấp hơn 600 lần diện tích của Singapore.

Khu vực này chủ yếu chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Mùa gió mùa mưa nhiều thường diễn ra từ giữa tháng 12 và tháng 3( đặc trưng là thời gian này có rất nhiều gió kèm mưa, thường xuyên kéo dài trong nhiều ngày). Gió mùa khô xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.

Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 6 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc - anh 4

Tại vùng biển Java, máy bay của Adam Air đã mất liên lạc
ngày 1/1/2007

Đã có một vài sự cố liên quan đến máy bay và tàu thuyền trong khu vực. Ngày 1/1/2007, một chiếc máy bay của Adam Air đã mất liên lạc với kiểm soát không lưu ,khi nó đang bay trên biển Java.

Chiếc Boeing 737-400, chở 102 người chủ yếu là công dân Indonesia, đang trên đường từ Surabaya đến Manado. Các bộ phận của máy bay đã được tìm thấy chỉ 10 ngày sau đó ngoài khơi bờ biển phía tây của đảo Sulawesi.

Các nhà điều tra phát hiện ra rằng các phi công đã vô tình ngắt kết nối các hệ thống lái tự động trong khi cố gắng để sửa chữa một vấn đề trong các dụng cụ hàng hải.

Trong tháng 5/2009, một phà liên đảo bốc cháy ở biển Java. Khoảng 350 hành khách và phi hành đoàn đã được cứu bởi một chiếc tàu chở hàng đi qua.

Tháng 12/2006, một chiếc phà đông người bị vỡ và chìm tại vùng biển Java trong một cơn bão dữ dội, làm chết hơn 400 người.

Nhiều xác tàu đắm vãn còn nằm trên biển Java, nơi thường có những hố nước “tử thần” nổi tiếng

Tin trước đó:

1. Thông tin mới nhất về Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: Tìm thấy manh mối vật thể lạ và 2 vết dầu loang

2. Tin mới nhất vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: Có khả năng máy bay đã rơi xuống đáy biển

3. Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn

4. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Cơ hội sống sót cực kỳ ít

5. Không có hành khách Việt Nam trên chuyến bay QZ8501

6. Chùm ảnh: Toàn cảnh vụ máy bay AirAsia mất tích

7. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Thông tin mới nhất về nạn nhân và công tác cứu hộ

8. Máy bay của Indonesia bất ngờ mất liên lạc, 162 người mất tích bí ẩn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.