Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Đóng bãi khai thác đá mồ côi, dân tố cáo người phá rừng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay phản ánh tình trạng phá rừng phòng hộ La Ngà ở xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (Đồng Nai) để khai thác đá mồ côi, trồng cây ăn trái, các cơ quan chức năng địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, xử lý.
Xe đào đang khai thác đá mồ côi trong rừng phòng hộ.
Xe đào đang khai thác đá mồ côi trong rừng phòng hộ.

Đóng bãi khai thác, dẹp hung thần xe ben

Nhiều ngày qua, người dân ở chợ Lâm Trường 3 liên tục gọi điện cho Phóng viên cung cấp thêm thông tin và cho biết: “Chợ chúng tôi bình yên rồi vì không có xe ben chở đá trên đường. Chúng tôi không phải sống trong những lo âu như trước nữa”.

Trưởng Công an huyện Định Quán, Thượng tá Nguyễn Văn Tiệp khẳng định: “Nhờ có những thông tin chính xác của báo để chúng tôi xử lý ngay, phải chấm dứt mọi việc để người dân an lòng. Khi chúng tôi nhận thông tin xe ben chở đá nguy hiểm, chạy vào đường dân sinh liền ra quân xử lý. Địa bàn xã Thanh Sơn phần lớn là rừng phòng hộ, do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà quản lý, vì vậy trước đây, Công an huyện rất hạn chế trong giám sát vi phạm và an toàn giao thông”.

Liên quan đến nhà máy cắt đá của Công ty TNHH XD TM Khang Trang đang hoạt động không phép và xây dựng trên đất sai mục đích (Đất lúa, Đất rừng phòng hộ và Đất rừng đặc dụng) thì năm 2017 UBND huyện Định Quán đã có Quyết định xử phạt số tiền 20 triệu và buộc tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng xây dựng trái phép.

“Công ty chỉ có giấy phép kinh doanh ngành xây dựng, không có phép cắt đá. Đất ấy một phần đã được cấp Giấy CNQSDĐ nhưng không đúng quy hoạch sử dụng đất nên sở Kế hoạch Đầu tư không cấp phép kinh doanh. Về Quyết định buộc tháo dỡ, do họ xin thời gian để hoàn thành thủ tục nên huyện chưa giám sát (Theo Quy định là 60 ngày - PV). Mới đây, chúng tôi đã buộc công ty ngưng cắt đá và chờ các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Còn việc đào đá trong rừng phòng hộ, huyện đã ký quyết định xử phạt 2 vi phạm: Hủy hoại đất rừng và khai thác khoáng sản trái phép. Chúng tôi kiên quyết không để việc này xảy ra tiếp tục nữa”, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán ông Ngô Tấn Tài thông tin.

Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Đóng bãi khai thác đá mồ côi, dân tố cáo người phá rừng ảnh 1

Cơ quan chức năng đã kiểm tra và thu giữ nhiều xe đào.

Giữa tháng 6, theo ghi nhận của Phóng viên Ngày Nay, nhà máy cắt đá của Công ty TNHH XD TM Khang Trang đã ngưng hoạt động. Khu rừng nơi khai thác đá không còn tiếng máy xe, không gian im lặng, giữa bãi đá là một chiếc xe bị đứt xích. Ông Ngô Tấn Tài cho biết thêm: “Vì xe đứt xích nên không đưa về được. Trong 10 ngày, chủ xe phải sửa lại và tự đưa về UBND xã, nếu không thì chúng tôi sẽ thuê thợ vào sửa và đưa xe về, chủ xe phải trả mọi chi phí. Chúng tôi chỉ xử lý về mặt hành chính còn điều tra thì công an sẽ tiếp tục”.

Dân tố cáo người phá rừng

Các vấn đề khai thác đá mồ côi, xe ben ra vào nguy hiểm bước đầu đã được xử lý nhưng vẫn còn đó nhiều bất cập bởi nạn phá rừng phòng hộ La Ngà. Người dân cho biết, hiện nay có rất nhiều đơn của dân tố cáo Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà để người nhà trực tiếp phá rừng phòng hộ và chiếm dụng đất rừng cho mục đích cá nhân.

Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Đóng bãi khai thác đá mồ côi, dân tố cáo người phá rừng ảnh 2

Nhiều thửa rừng được trồng bạch đàn

“Từ nhiều năm trước, rừng đã được trồng từ ngân sách nhà nước, các thửa được trồng cây giá tỵ (cây gỗ tếch). Đến khi ban giám đốc thay đổi họ đã để người nhà mình trực tiếp quản lý các rừng giá tỵ và chính họ phá tan nát rừng để trồng thay vào là cây tràm và cây ăn trái để bán trục lợi. Từ 5 năm trước, nhiều báo có phản ánh, tuy nhiên không biết vì sao mà mọi chuyện vẫn tiếp tục và đi xa hơn. Họ đã bán đất rừng, hiện này giá hơn 1 tỷ đồng cho 1 mẫu đất rừng và biến dần đất rừng thành đất ao vườn nhà mình. Sau nhiều năm tố cáo, đã có xác minh của Thanh tra tỉnh Đồng Nai nhưng chưa có trả lời cụ thể xử lý việc người dân tố cáo”, người dân nói.

Theo đơn tố cáo và kết quả Thanh tra của tỉnh chỉ rõ nhiều thửa đất đã thay thế cây giá tỵ (cây tếch) thành cây tràm và cây quýt, cây mít và điều. Ông Nguyễn Văn Cao, người trực tiếp làm đơn tố cáo nói: “Chúng tôi sẽ đưa anh đi đến từng khu vực một, mong có thể cứu lấy rừng phòng hộ mà nhiều năm vẫn chưa cơ quan nào thật sự vào cuộc.”

Để làm rõ những thông tin này, phóng viên đã nhiều lần gọi điện thoại đến Giám đốc Công ty Lâm trường La Ngà nhưng không có tín hiệu.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Trước đó, ngày 9/6/2021, Ngày Nay đăng tải bài viết có tiêu đề "Đồng Nai: Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ để khai thác đá mồ côi" phản ánh tình trạng phá rừng trồng cây ăn trái, đào tan nát đất núi tại Lâm Trường 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán để tìm đá mồ côi chở đến xưởng cắt đá trái phép gây bức xúc trong dư luận nhưng các cơ quan chức năng địa phương chưa có động thái xử lý triệt để, khiến vụ việc ngày càng nhức nhối.

Sau khi tiếp nhận những thông tin, tư liệu hình ảnh, video từ Phóng viên Ngày Nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã chỉ đạo kiểm tra và tham mưu xử lý, được Ngày Nay đăng tải qua bài "Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Phó Chủ tịch Đồng Nai chỉ đạo kiểm tra xử lý".

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).