Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Phá rừng trồng tràm và cây ăn trái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người dân tố cáo Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà – đơn vị quản lý Rừng phòng hộ La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để người thân tự ý biến đất rừng thành ao cá, chặt cây tếch trồng tràm và nhiều vườn cây ăn trái.
Hơn 5ha tiểu khu 41 trồng tếch bị chặt.
Hơn 5ha tiểu khu 41 trồng tếch bị chặt.

Sau khi Ngày Nay phản ánh tình trạng đất ở Rừng phòng hộ La Ngà bị đào xới tan nát để khai thác đá mồ côi, các cơ quan chức năng địa phương đã nhanh chóng vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn chưa hết yên tâm khi tình trạng phá rừng làm vườn cây ăn trái vẫn tồn tại nhức nhối nhiều năm qua. Người dân đã làm đơn tố cáo gửi khắp nơi nhưng không được giải quyết thấu đáo.

Phá bỏ "hiện trường" sau khi có đơn tố cáo

Giữa tháng 6/2021, phóng viên quay trở lại huyện Định Quán, cùng với người dân đi về hướng Rừng phòng hộ La Ngà ở xã Ngọc Định để ghi nhận thực tế. Tại khu vực thuộc Đội 5 (xã Ngọc Định), giữa một khu đất rộng hơn 8ha được rào cẩn thận bằng dây thép gai là một căn nhà cấp 4 khoảng 100m2 đã bị đập phá, chỉ còn lại gạch đá. Phía ngoài là cổng ra vào bề thế, đằng sau là ao nuôi cá khoảng 1.000m2.

Đi sâu vào bên trong là rừng tràm, chỉ còn xen một số ít cây tếch (cây giá trị). Xung quanh căn nhà đã bị phá bỏ là hàng chục gốc cây giá tỵ đường kính khoảng 30cm bị cưa phần thân. Cả khu vực rộng lớn chỉ còn lại một số cây đang sống, tuy nhiên phần gốc đã bị đốt cháy, có cây còn bị đục lõi. Gần đó là nhiều cây giá tỵ hơn 15 năm tuổi đang mục gốc chết đứng, có dấu hiệu tác động của con người.

Người dân cho biết đã tố cáo vụ việc lên các cơ quan chức năng. Sau đó, đoàn Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường và UBND huyện Định Quán đã có mặt kiểm tra. Trong biên bản ghi nhận hiện trường thể hiện khu rừng phòng hộ được giao cho bà Lương Thị Tuyết Mai, vợ của ông Nguyễn Mạnh Cường là Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai (gọi tắc là Công ty Lâm trường La Ngà) – đơn vị được giao quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có trả lời cụ thể với người tố cáo.

Hiện tại, nếu người dân đi từ hướng QL20 vào khu vực này chỉ còn nhìn thấy đa số là cây tràm. Trong khi tấm bảng được gắn ở đầu khu rừng ghi: “Chương trình trồng rừng 2003 của Provera – Cây tếch được trồng trong khu vực này”.

Video khu rừng bị tàn phát

Phá rừng phòng hộ trồng tràm và cây ăn trái

Tiếp đó, chúng tôi rẽ sang một khu vực khác ở xã Ngọc Định và nhìn thấy một thửa đất rộng hơn 5ha đã bị khai thác trắng. Người dân cho biết, khu vực này còn rất ít cây tếch vì người được giao rừng đã trồng tràm, tới ngày tới tháng họ đốn hạ bán hết. Chưa dừng lại ở đó, nhiều khu vực khác cũng rơi vào cảnh tương tự.

“Rừng phòng hộ La Ngà với dự án trồng cây tếch có từ thời ông Phan Xuân Đợt (nguyên Bộ trưởng Bô Lâm nghiệp) trước năm 1977 làm Giám đốc Công ty Lâm nghiệp La Ngà, chúng tôi làm công nhân của Công ty. Sau nhiều đời giám đốc khác thay thế vẫn trồng và bảo vệ cây tếch, đến thời Giám đốc hiện tại là Đỗ Mạnh Thắng, ông Cường vừa là Phó Giám đốc, kiêm luôn 2 chức vụ quan trọng là Trưởng phòng Kinh doanh và Trưởng phòng Quản lý Đất đai, đất rừng được giao cho người thân của họ đứng tên. Từ đó, rừng tếch bị phá thay vào đó là cây tràm, vườn quýt”, ông D.V.U nói. Ông cũng là một trong số nhiều người khác gửi đơn tố cáo việc phá rừng.

Chúng tôi tiếp tục theo chân người dân đến một thửa đất khác rộng hơn 10ha, cây rừng đã bị chặt hết chỉ còn lại tràm con. Thửa đất này thuộc tiểu khu 41 nay là 155 - là đất rừng phòng hộ. Hầu như trên các con đường người dân đưa chúng tôi đến đều gắn nhiều bảng rừng tếch nhưng đa số chỉ còn là những cánh rừng tràm hay đất trồng quýt.

Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Phá rừng trồng tràm và cây ăn trái ảnh 1
Rừng tếch được giao ở Đội 5 trở thành nơi trồng quýt, thất bại lại trồng tràm

Rời xã Ngọc Định, chúng tôi đi về xã Thanh Sơn, cũng trên con đường thuộc Lâm trường 3. Nhiều khu rừng ở đây chỉ còn một số cây gõ, sao và tếch lưa thưa trong vườn quýt. Phía bìa rừng hướng Đồi Lưới Vôi là một vài chốt bảo vệ rừng cũ nằm giữa đồi quýt và chuối. Hàng chục cây số đường qua xã Thanh Sơn không còn một khu vực nào cho thấy đây là đất rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng.

Người dân cho biết trước đây việc trồng rừng rất gian nan. Hàng chục héc-ta đất ở ven đường nhựa, công ty giao chỉ để trồng nông nghiệp xen canh cây rừng. Cuối con đường đất, khu đất 1,5ha trước đây được giao đã bị lấn chiếm ra hơn 5ha, cây rừng bị bức tử, trên khu đất cũng có căn nhà cấp 4 rộng hơn 80m2.

“Đất này cũng thuộc về người nhà ông Cường. Họ trồng quýt nên người dân ở đây gọi là ‘Cường Quýt’. Sau khi hình thành vườn quýt, họ bán lại cho người khác với giá hơn 1,2 tỷ đồng/ha. Ngoài ra còn có nhiều người khác là con cháu lãnh đạo này đã biến rừng thành vườn chuối và các loại cây nông nghiệp”, người gửi đơn tố cáo, nói.

Rời nơi đây, chúng tôi vòng qua khu rừng tái sinh theo đường mòn bên khu 323 về đồi đá trắng. Giữa rừng nguyên sinh rậm rạp là một mảng hơn 5ha rừng đã được dọn sạch, đang chuẩn bị trồng cây ăn trái. Đây là khu rừng tái sinh còn nhiều cây sao, cây sanh và cây si. Trên thửa đất đang “khai hoang” còn sót lại nhiều gốc cây bị đốt cháy. “Tất cả là rừng tái sinh không được phá thế này đâu. Rồi nơi nào họ thăm dò có đá lớn, họ sẽ đem xe cuốc vào moi đá lên giống như việc khai thác đá mồ côi lần trước. Nhưng đây là đất rừng. Khu này chúng tôi mới phát hiện họ phá rừng nên chưa biết làm sao. Nếu cứ như vậy thì rừng biến thành đất nông nghiệp mất”, người dân lo lắng.

Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Phá rừng trồng tràm và cây ăn trái ảnh 2

Bảng thông tin về rừng

Giám đốc Công ty Lâm nghiệp La Ngà nói gì?

Để có thông tin đa chiều, ngày 17/6, phóng viên tìm đến UBND xã Ngọc Định nhưng không ai làm việc, bên ngoài sân trụ sở xã cũng có hơn 10 người dân đang chờ nhưng không được vào. Rất lâu sau, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Định bà Phan Thị Thu Hà mới xuất hiện và cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với đoàn kiểm tra Tổng Công ty Lâm nghiệp nên không tiếp các anh được. Hôm nay, đoàn sẽ xác minh theo đơn tố cáo của ông Hồ Trọng Dũng và 20 người dân đã ký chung, hiện chúng tôi đang làm việc riêng với ông Dũng”.

Chiều cùng ngày, chúng tôi đến văn phòng Công ty Lâm nghiệp La Ngà để trao đổi Giám đốc Công ty là ông Đỗ Mạnh Thắng. Ông Thắng xác nhận “đám vườn” đội 5 là của bà Mai vợ đồng chí Cường, Phó Giám đốc. “Sau khi phát hiện sai phạm của vợ ông Cường, chúng tôi đã thu hồi khu vực này giao cho Đội 5 Công ty quản lý và cho đập bỏ căn nhà. Còn phá hàng rào thì chúng tôi đang cần trụ bê tông nên tháo thôi. Sai phạm của đồng chí Cường trong việc để cho vợ xây dựng sai như vậy chúng tôi sẽ xét kỷ luật”.

Về việc giao đất cho người nhà lãnh đạo Công ty để bán lại cho người khác, ông Thắng nói: “Thật ra công ty giao đất đúng quy định, một số người dân kiện cáo là những người làm sai bị thu hồi lại nên họ kiện, như trường hợp ông Dũng mà hiện nay Tổng Công ty phải vào thanh tra nội dung theo yêu cầu của Đảng ủy tỉnh Đồng Nai đã nhiều năm tòa án xử thua kiện rồi nhưng ông ấy kháng cáo nên tòa xử chưa có hiệu lực. Công ty đang buộc ông Dũng trả lại đất cho Công ty và Công ty bồi thường lại công trồng cây keo”.

Vụ Rừng phòng hộ La Ngà bị đốn hạ: Phá rừng trồng tràm và cây ăn trái ảnh 3

Rừng bị phá để trồng chuối

Ông Thắng cũng cho biết rừng Phòng hộ là rừng gõ, sao, dầu... và rừng sản xuất trồng cây tếch. Rừng sản suất vùng này giao cho người dân trồng cây keo (tràm) rồi họ được khai thác trắng sau khi Công ty kiểm tra đủ điều kiện khai thác. Theo ông Cường thì cây tếch hiện nay cũng là cây tái sinh từ gốc đã khai thác. Đất được hợp đồng giao cho người dân phát triển xen canh trước năm 2004 là hơn 2.000 hợp đồng. Nếu hợp đồng rừng sản xuất thì giao 50 năm còn giao bảo vệ rừng thì 20 năm. Các hợp đồng hiện nay Công ty đang điều chỉnh cho đúng quy định. “Thật tế nhiều người hết hợp đồng rồi họ không chịu trả”, ông Thắng nói thêm: “Bản thân tôi không có ai là người nhà ở đây, nên nói tôi giao đất cho người nhà của tôi là hoàn toàn không có”.

Về việc người dân trồng tiêu leo lên thân cây rừng, ông Cường nói rằng: “Bản chất của cây tiêu là cộng sinh. Họ trồng như vậy không làm chết. Cây nào dân trồng họ có quyền khai thác còn cây vốn nhà nước, công ty thì không được huỷ hoại”. Tuy nhiên khi nói về cây tếch trong rừng vườn bà Mai đã đốt và đục bỏ lõi cây, ông Cường lý giải: “Cây tếch thường có mắc chết ở dưới gốc, thân cây hay bị mục nên nhiều khi đốt hay đục bên trong cây cũng không chết, nhưng nếu mục phần mắc chết cây sẽ chết ngay. Cảm ơn các anh đã cho tôi xem hình ảnh để biết mà xử lý”.

Tuy nhiên, theo hàng chục hộ dân chờ ở UBND xã để gặp đoàn Thanh tra Tổng Công ty, thì, họ đã đến và làm rừng với Công ty từ năm 90 đến nay nhưng chưa được giao đất trực tiếp, họ chỉ làm thuê trên đất rừng, làm thuê theo hợp đồng lại. "Nay mong nhà nước xem xét để chúng tôi được trực tiếp nhận đất rừng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ rừng".

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?