WHO kêu gọi công bằng y tế nhằm đối phó với những thách thức mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Để vượt qua những thách thức, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để bảo vệ, hỗ trợ và gia tăng đội ngũ y tế như một ưu tiên chiến lược.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, tại Geneva, Thụy Sĩ.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập (7/4/1948), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi đổi mới nỗ lực hướng tới sự công bằng trong y tế nhằm đối phó với những thách thức chưa từng có hiện nay.

Phát biểu tại họp báo vào tối 6/4, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong hơn 7 thập kỷ kể từ khi thành lập, thế giới đã chứng kiến những tiến bộ phi thường trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật và tử vong, như thanh toán bệnh đậu mùa, giảm 99% tỷ lệ mắc bệnh bại liệt, cứu sống hàng triệu người thông qua tiêm chủng cho trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người...

Ông Tedros nhấn mạnh: “Trong 3 năm qua, WHO đã điều phối phản ứng toàn cầu ứng phó với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ." Ông khẳng định WHO "đã đóng vai trò đi đầu để đạt được kết quả đó.”

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, người đứng đầu WHO cho rằng thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức cũ và mới, đặc biệt là sự bất bình đẳng lớn về tiếp cận các dịch vụ y tế, những lỗ hổng lớn trong việc bảo vệ người dân trước các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe và các mối đe dọa từ các sản phẩm gây hại cho sức khỏe, cũng như khủng hoảng khí hậu.

Để vượt qua những thách thức này, WHO kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để bảo vệ, hỗ trợ và gia tăng đội ngũ y tế như một ưu tiên chiến lược.

Để tránh tình trạng thiếu 10 triệu nhân viên y tế trên toàn cầu vào năm 2030, chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, WHO khuyến nghị nên ưu tiên đầu tư vào giáo dục, kỹ năng và việc làm phù hợp cho nhân viên y tế.

Gần đây, WHO đã khởi xướng một chương trình giáo dục toàn cầu về sơ cứu đối với 25% y tá và nữ hộ sinh ở 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho đến cuối năm 2025. Chương trình này sẽ cung cấp cho các y tá và nữ hộ sinh những kỹ năng cần thiết nhằm cải thiện đáng kể công tác cấp cứu.

Tổng giám đốc WHO kết luận: “Câu chuyện của WHO bắt đầu cách đây 75 năm và đang được viết tiếp. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay hoàn toàn khác biệt so với năm 1948 nhưng tầm nhìn của chúng ta vẫn không thay đổi: tiêu chuẩn y tế cao nhất có thể cho tất cả mọi người”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).