WHO: Số người chết do COVID-19 cao gấp 10 lần đại dịch cúm H1N1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số người chết do COVID-19 cao gấp 10 lần dịch cúm H1N1, gây ra đại dịch toàn cầu năm 2009.
Tổng giám đốc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)
Tổng giám đốc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)

Tổng giám đốc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 13/4 cho biết dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng, càn quét trên phạm vi toàn cầu, giết chết gần 115.000 người và lây nhiễm hơn 1,8 triệu người.

“Chúng tôi biết rằng dịch COVID-19 lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm. Số người chết do dịch bệnh này cao gấp 10 lần so với đại dịch cúm năm 2009”, người đứng đầu WHO cho hay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, 18.500 người đã chết vì dịch cúm H1N1 - gây ra đại dịch toàn cầu năm 2009.

Dịch cúm H1N1 được tuyên bố là đại dịch vào tháng 6/2009 và kéo dài đến tháng 8/2010. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây chết người như các lo ngại khi nó mới đầu tiên xuất hiện.

Nói về dịch COVID-19, Tổng giám đốc WHO cho rằng, một số quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng gấp đôi số trường hợp nhiễm bệnh cứ sau 3-4 ngày. Ông nhấn mạnh, nếu các quốc gia cam kết truy tìm ca nhiễm và nghi nhiễm sớm, thực hiện xét nghiệm và cách ly tốt thì có thể kiểm soát được dịch bệnh ngay từ đầu.

Hơn một nửa dân số trên thế giới đang ở nhà trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, song người đứng đầu WHO cảnh báo “sự liên lạc giữa các cá nhân trong quốc gia và ở phạm vi toàn cầu sẽ là nguy cơ tái phát và hồi sinh dịch bệnh COVID-19”.

Theo Tedros Adhanom Ghebreyesus, đoàn kết ở cấp quốc gia và toàn cầu sẽ là chìa khóa để đánh bại đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc WHO cho rằng, các biện pháp phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19 cần phải dỡ bỏ từ từ. “Các biện pháp kiểm soát chỉ có thể được dỡ bỏ nếu các biện pháp y tế công cộng phù hợp được thực hiện, trong đó có việc truy tìm nguồn gốc ca lây nhiễm, nghi nhiễm”, người đứng đầu WHO nói.

Ngoài ra, WHO cũng thừa nhận rằng, việc phát triển và cung cấp một loại vaccine an toàn và hiệu quả sẽ là cần thiết để ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh này. Thời gian bào chế vaccine dự kiến mất ít nhất 12 đến 18 tháng.

Theo VTC News
Bình luận
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.