WWF hoan nghênh LHQ có quyết định lịch sử tạo đà cho hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhân sự kiện các nước thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí xây dựng một hiệp ước ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, đánh dấu một trong những hành động môi trường tham vọng nhất của thế giới kể từ Nghị định thư Montreal nhấn mạnh vào loại bỏ sản xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn, WWF đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới góp thêm tiếng nói vào ‘cuộc chiến’ chống ô nhiễm nhựa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

WWF là một trong những tổ chức bảo tồn độc lập lớn và uy tín nhất thế giới, với hơn 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Sứ mệnh của WWF là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên Trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên, thông qua bảo tồn đa dạng sinh học thế giới, đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, và tuyên truyền giảm ô nhiễm và tiêu dùng lãng phí.

“Chúng ta đang đứng trước ngã rẽ của lịch sử, khi những quyết định đầy tham vọng được đưa ra ngày hôm nay có thể ngăn chặn ô nhiễm nhựa, vấn đề đang góp phần huỷ hoại hệ sinh thái trên của hành tinh chúng ta. Bằng cách đồng lòng xây dựng một hiệp ước toàn cầu ràng buộc về mặt pháp lý về ô nhiễm nhựa, các nhà lãnh đạo thế giới của chúng ta đang mở đường cho một tương lai sạch hơn và an toàn hơn cho con người và hành tinh”, ông Marco Lambertini, Tổng giám đốc WWF Quốc tế cho biết.

Ô nhiễm nhựa đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với trái đất và với sức khỏe con người. Vai trò của tất cả các quốc gia trong việc chung tay giữ gìn môi trường, nhất là ô nhiễm nhựa là vấn đề cấp bách toàn cầu.

Tại kỳ họp của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA-5.2), các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết của LHQ định hướng cho quá trình xây dựng một hiệp ước mạnh mẽ, bao gồm các quy tắc và nghĩa vụ toàn cầu xuyên suốt vòng đời của nhựa. Điều này sẽ buộc các quốc gia, doanh nghiệp và xã hội phải có trách nhiệm trong việc loại bỏ ô nhiễm nhựa khỏi môi trường thế giới. WWF hoan nghênh quyết định này và kêu gọi các chính phủ trên thế giới nắm bắt cơ hôi này để loại bỏ ô nhiễm nhựa, đồng thời hành động mạnh mẽ và dứt khoát trong việc xây dựng nội dung đầy đủ của hiệp ước vào năm 2024. WWF cam kết hỗ trợ Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ của Hội đồng Môi trường LHQ trong việc hoàn thiện các chi tiết quan trọng của hiệp ước lịch sử này trong hai năm tới.

"Chúng ta còn một chặng đường dài phía trước - các nhà lãnh đạo thế giới hiện phải thể hiện quyết tâm hơn nữa trong việc phát triển và thực hiện một hiệp ước giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa hiện nay, và tạo điều kiện cho việc chuyển đổi hiệu quả sang nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa. Điều này đòi hỏi một hiệp ước với các tiêu chuẩn và mục tiêu toàn cầu rõ ràng và mạnh mẽ, tạo ra một sân chơi bình đẳng, khuyến khích các quốc gia tuân thủ các quy tắc và quy định chung, đồng thời có các biện pháp xử phạt các sản phẩm và thực hành có hại" - ông Marco Lambertini nhấn mạnh.

Áp lực từ mọi nơi đang dồn lên các chính phủ, yêu cầu phải có một hiệp ước ràng buộc pháp lý nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Hơn 2,2 triệu công dân trên khắp thế giới đã ký vào bản kiến nghị của WWF kêu gọi điều này, trong khi hơn 120 công ty toàn cầu và hơn 1.000 tổ chức xã hội dân sự cũng ủng hộ lời kêu gọi cho một hiệp ước.

WWF kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thiết lập một hiệp ước toàn cầu đầy tham vọng về ô nhiễm nhựa vào năm 2024. Một là, ràng buộc về mặt pháp lý với các quy tắc và luật lệ chung để có thể nhân rộng các giải pháp kinh tế tuần hoàn trên toàn thế giới. Hai là, đưa ra các quy định toàn cầu trong toàn bộ vòng đời của nhựa, bao gồm các lệnh cấm toàn cầu đối với các sản phẩm và hành động có hại, các tiêu chuẩn thiết kế sản phẩm và các biện pháp để giảm sản xuất và tiêu thụ nhựa nguyên sinh. Ba là, thừa nhận vai trò quan trọng của khối phi chính thức trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và cho phép khối ngành này tham gia vào các cuộc đàm phán.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.