Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời.
Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025 ảnh 1
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông luôn được chuẩn bị từ sớm, từ xa. Ảnh tư liệu - minh họa: Quý Trung/TTXVN

Không mang Atlat Địa lý vào phòng thi

Theo Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025, một trong những điểm mới cần lưu ý tới thí sinh đó là không được mang Atlat Địa lý Việt Nam vào phòng thi. Những năm trước, các thí sinh được mang theo Atlat vào phòng thi tốt nghiệp trong giờ thi môn Địa lý và xem đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực khi làm bài thi môn này.

Lý giải về điểm mới này, lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, có 2 lý do cơ bản: Thứ nhất, khác với trước đây, chỉ có Atlat của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hiện nay có nhiều loại Atlat, gây khó khăn cho việc biên soạn đề thi. Thứ hai, quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 đã nâng điểm quá trình học tập ở Trung học phổ thông (học bạ) khi xét tốt nghiệp lên 50%, nhiều kỹ năng (trong đó có sử dụng Atlat) đã được rèn luyện trong quá trình học tập. Vì vậy, đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 môn Địa lý, các câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat cũng không còn; thay vào đó, các dữ kiện liên quan đến bản đồ sẽ được diễn giải bằng chữ hoặc thể hiện trong hình ảnh đề thi.

Tuy nhiên, với các thí sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nhưng chưa tốt nghiệp, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn sẽ tổ chức xây dựng một bộ đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (tương tự như đề thi năm 2024 và các năm trước đó) cho đối tượng này. Việc tổ chức thi cho các thí sinh thuộc diện này vẫn sẽ được giữ ổn định như năm 2024, các em vẫn được sử dụng Atlat khi làm bài thi Địa lý (trong bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội).

Bên cạnh đó, thí sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lưu ý chỉ được đăng ký các môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trong số các môn thí sinh học ở lớp 12. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vẫn được sử dụng để miễn thi nhưng không được quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp như trước đây.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bỏ cộng điểm học nghề như trước đây; bỏ cộng điểm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, bằng trung cấp nghề đối với thí sinh giáo dục thường xuyên. Điều này được thực hiện nhằm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giữ nguyên chính sách ưu tiên khu vực khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh, thí sinh quan tâm gần đây liên quan đến thông tin sáp nhập các tỉnh, thành phố, phân chia lại địa giới hành chính sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học.

Giải đáp vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đây là vấn đề đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra. Đến thời điểm này, đối với tuyển sinh đại học, toàn bộ các điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và các phương án ưu tiên vẫn đang áp dụng theo quy chế của những năm trước.

Việc xét tuyển sinh đại học được bắt đầu vào tháng 7 hằng năm. Vì vậy, Vụ Giáo dục Đại học sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng xử lý có độ trễ trong áp dụng chính sách với trường hợp việc sáp nhập của các địa phương diễn ra trước thời điểm các trường xét tuyển. Theo đó, các chế độ chính sách, phương án ưu tiên sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Liên quan đến kiến nghị của nhiều địa phương về việc điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 vào đầu tháng 6 (thay vì cuối tháng 6 như hiện nay), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chia sẻ: Thời điểm hiện tại, Bộ chưa có thông tin về vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chuẩn bị các phương án linh hoạt, phụ thuộc vào điều kiện khách quan.

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông luôn được chuẩn bị từ sớm, từ xa. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, diễn ra đồng thời tại 63 tỉnh, thành phố, vì vậy không có việc mỗi địa phương tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp ở thời điểm khác nhau. Nếu có dịch chuyển, lịch thi dự kiến sẽ diễn ra cùng một thời điểm. Hiện nay, công tác chuẩn bị thi đã được phân cấp về địa phương. Do vậy, theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, việc dịch chuyển lịch thi phải được tính toán kỹ, tinh thần chung phải ít ảnh hưởng đến toàn hệ thống, nhất là với học sinh.

Bình luận
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.