Dịch bệnh đẩy nền kinh tế toàn cầu trở lại cơn ác mộng khủng hoảng kinh tế

(Ngày Nay) - Dịch COvid-19 đang khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Dịch bệnh đẩy nền kinh tế toàn cầu trở lại cơn ác mộng khủng hoảng kinh tế

Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ chỉ tăng 1,5% trong năm 2020 nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, OECD cho biết.

Trước đó, tổ chức này dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 sẽ là 2,9%, trước khi dịch bệnh bùng phát, tình trạng suy thoái có thể đẩy nền kinh tế Nhật Bản và châu Âu vào tình cảnh "lao đao".

"Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới phải hành động ngay để ngăn chặn một kịch bản như vậy", OECD cho biết. Tổ chức này cũng kêu gọi một phản ứng mang cấp độ toàn cầu để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona, khuyến nghị các chính phủ tăng chi tiêu và các ngân hàng trung ương thực hiện các chính sách để giúp giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, trong đó đỉnh điểm dịch bệnh ở Trung Quốc kết thúc trong quý đầu tiên và chỉ bùng phát nhẹ ở các quốc gia khác, OECD dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,4%.

"Các rủi ro từ dịch bệnh đã giáng một đòn mạnh nữa cho nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị suy yếu do căng thẳng thương mại và chính trị. Các chính phủ cần phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe, bảo vệ người dân, đáp ứng nhu cầu và cung cấp một hệ thống tài chính ổn định. Các hộ gia đình và doanh nghiệp là những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19", chuyên gia Laurence Boone của OECD nhận định.

Nhiều công ty lớn nhất thế giới đã đưa ra những dự báo tiêu cực về lợi nhuận và doanh số bán hàng trong những tuần gần đây, phản ánh những thay đổi đối với hành vi của người tiêu dùng đang gây ra sự gián đoạn ngay cả ở những thị trường có ít trường hợp nhiễm bệnh.

Một số doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn trong việc mở cửa trở lại do quy định hạn chế đi lại và thiếu nguồn cung vật tư.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuyên bố hôm thứ Hai rằng ngân hàng trung ương nước này sẽ cung cấp lượng "thanh khoản dồi dào" để đảm bảo sự ổn định trên thị trường tài chính.

Hôm thứ Sáu, người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương sẽ "hành động phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế".

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.