TP.HCM: Ngân hàng từ chối dừng đấu giá, hộ dân có nguy cơ sống vỉa hè

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hộ dân đang sinh số tại căn nhà số 01 Trần Cao Vân (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) đang có nguy cơ sống ở ngoài đường do liên quan đến việc thi hành bản án.
Căn nhà số 01 Trần Cao Vân (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM).
Căn nhà số 01 Trần Cao Vân (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM).

Từ việc Ngân hàng gây khó dễ khi chuộc lại nhà

Năm 2007, bà Huỳnh Thị Danh có bán 1/3 (một phần ba - PV) căn nhà số 01 Trần Cao Vân (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) cho ông HNL... Sau đó, ông L. đã sang tên chủ quyền. Năm 2013 bà Danh qua đời nhưng do còn một số thỏa thuận chưa thống nhất nên bà Trần Thị Thơm và ông Nguyễn Đình Huy Trường (đồng thừa kế) và các thành viên con cháu của chủ cũ là bà Huỳnh Thị Danh vẫn đang ở và kinh doanh tại căn nhà này. Vì vậy cho đến nay ông L. vẫn chưa nhận được nhà

Tuy nhiên, năm 2011, ông L đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng căn nhà số 01 Trần Cao Vân để đứng ra bảo lãnh cho bà Nguyễn Thị Xuân T vay với số tiền 6,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (viết tắt: Ngân hàng Saigonbank). Do bà T không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, Ngân hàng Saigonbank đã khởi kiện bà T đến TAND quận 1.

Ngày 22/9/2023, TAND quận 1 đã đưa vụ án ra xét xử, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng và tuyên buộc bà Nguyễn Thị Xuân T phải trả cho Ngân hàng Saigonbank nợ gốc và lãi tính đến ngày 30/9/2022 của hợp đồng, gồm: nợ gốc 6,8 tỷ đồng, lãi trong hạn là hơn 4,6 tỷ đồng, lãi quá hạn hơn 5 tỷ đồng, tổng cộng hơn 16,4 tỷ đồng.

Trong khoảng thời gian này, bà Thơm và ông Trường gần như bế tắc trong cuộc sống. Cả gia đình vẫn chỉ biết nương tựa vào căn nhà số 01 Trần Cao Vân để làm chốn nương thân.

Đến ngày 11/9/2024, gia đình bà Thơm và gia đình ông Trường bất ngờ bị Chi cục Thi hành án Quận 1 đến nhà để lập biên bản giải quyết việc Thi hành án và yêu cầu phải bàn giao căn nhà. Người được nhận căn nhà là ông H.T.K. đã trúng đấu giá khi Chi cục Thi hành án Quận 1 thuê Công ty Đấu giá hợp danh Nam Giang thực hiện việc đấu giá tài sản.

Gia đình bà Thơm và ông Trường có ý kiến với bên Chi cục Thi hành án rằng, hiện nay cả gia đình đang đi khởi kiện và yêu cầu ông L. hoàn tất các thỏa thuận đã cam kết với bà của mình trước đó tại TAND quận 1. Vì vậy, gia đình bà Thơm và ông Trường đề nghị được tạm dừng việc thi hành án nhằm chờ kết quả giải quyết của TAND quận 1.

Điều đáng nói, những người đang sinh sống ổn định tại căn nhà này lại hoàn toàn không được thông báo giải thích cụ thể về quyền được mua lại căn nhà này như thế nào dẫn đến quyền lợi và sự ổn định cuộc sống của những người đang sinh sống tại đây đã không được bảo vệ.

Việc giải quyết của TAND quận 1 có tính chất rất quan trọng. Ngoài việc giải quyết tranh chấp các vấn đề chưa thống nhất còn lại, giữa các bên sẽ phân định người phải chịu chi phí phát sinh do thuê mướn chỗ ở khi phải bàn giao lại căn nhà số 01 Trần Cao Vân. Hiện tại gia đình chưa biết phải dọn về nơi nào để sinh sống.

Bà Thơm nói, căn nhà số 01 Trần Cao Vân là nơi cả gia đình đã sinh sống và là nơi buôn bán để kiếm kế sinh nhai. Gia đình bà Thơm cũng như gia đình ông Trường chỉ có 1 chỗ ở duy nhất và là người có trách nhiệm gìn giữ di sản của bà Danh.

Mặc khác, gia đình bà Thơm và ông Trường không được đưa vào tham gia quá trình thi hành án, không có sự tham khảo hay nhận được thông báo đầy đủ với những hộ đang cư trú tại căn nhà số 01 Trần Cao Vân.

Ông Trường lại cho rằng, lẽ ra nếu nhận được thông báo đấu giá theo đúng quy định, gia đình ông sẽ cố gắng tìm cách xoay xở để tham gia đấu giá, chuộc lại căn nhà cho bà của mình. Ông Trường mong muốn được tạm ngừng việc thi hành quán liên quan đến căn nhà số 01 Trần Cao Vân để chờ cơ quan chức năng xác minh làm rõ tính hợp pháp của các giao dịch.

Bà Thơm và ông Trường khẳng định, các quyết định liên quan đến thi hành án, thực hiện việc đấu giá chưa rõ ràng đã tước đi quyền được đảm bảo chỗ ở của cả gia đình.

“Chuộc nhà” không thành ngay buổi đấu giá!

Trao đổi với chúng tôi, ông L. xác nhận, bản thân ông cũng không đồng ý với kết quả đấu giá. Ông L. nhận định, ngày 08/8/2024, cuộc đấu giá căn nhà 01 Trần Cao Vân diễn ra và kết quả là ông H.T.K. là người mua trúng đấu giá tài sản. Chỉ sau vài ngày sau đó, ông H.T.K. tiếp tục ký hợp đồng 2 phần còn lại của căn nhà này.

Sau khi biết được Chi cục Thi hành án Quận 1 tiến hành thủ tục phát mãi tài sản do bà T. không tự nguyện thi hành án, ngày 07/8/2024, ông L đã liên hệ với Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 để làm việc và đề nghị tạm ngừng việc phát mãi tài sản. Ông L mong muốn được thanh toán toàn bộ số tiền cho Ngân hàng Saigonbank theo bản án có hiệu lực mà TAND quận 1 đã ban hành.

TP.HCM: Ngân hàng từ chối dừng đấu giá, hộ dân có nguy cơ sống vỉa hè ảnh 1

Tấm băng-rôn treo trước căn nhà 01 Trần Cao Vân (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM)

Để có cơ sở pháp lý, ông L đề nghị Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Quận 1 cung cấp tổng số tiền phải nộp. Tuy nhiên, Chấp hành viên không cho ông L. biết số tiền cần phải nộp, cũng như tài khoản của ngân hàng để nộp và không giải thích lý do vì sao không cung cấp thông tin.

Nói vậy nhưng tôi vẫn xoay xở tiền bạc đi tìm thông tin tài khoản ngân hàng. Ngày 08/8/2024, trước khi cuộc đấu giá diễn ra, ông L. đã thực hiện việc nộp số hơn 19 tỷ đồng (cả tiền gốc và lãi) vào số tài khoản mở tại Ngân hàng Saigonbank để đảm bảo cho việc thi hành án. Sau đó ông L. đã thông báo cho hội đồng đấu giá nhưng, buổi đấu giá vẫn diễn ra, không cho ông L. chuộc lại tài sản và người trúng đấu giá là ông H.T.K. như đã đề cập. Thậm chí khi buổi đấu giá kết thúc, khi được yêu cầu ký vào biên bản ông L. có đề nghị ghi ý kiến của mình (là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) nhưng cũng không được chấp nhận.

Ông L. bức xúc: Mục đích của việc thi hành án theo bản án dân sự là để ngân hàng thu hồi được tiền nợ mà trong trường hợp này người có liên quan là tôi đã tự nguyện thi hành số tiền theo bản án cho bà T (là người phải thi hành án) và tôi đã chứng minh được nguồn tiền trong số dư tài khoản trước thời điểm chính thức mở phiên đấu giá (15h ngày 08/8/2024). Thế nhưng phía ngân hàng Saigonbank lại rất quyết liệt từ chối việc tạm dừng đấu giá???

Ông L. bức xúc cho biết, giá trị ngôi nhà tại thời điểm này do tôi thuê đơn vị khác thẩm định lên tới hơn 50 tỷ. Tuy nhiên, không hiểu sao người ta định giá khởi điểm chỉ còn chưa tới 42 tỷ và phải qua 5 lần đấu giá, 4 lần giảm giá, giá khởi điểm còn chưa tới 28,5 tỷ mới thành?

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin liên quan đến vụ việc.

Vì sao Chấp hành viên không cho người phải Thi hành án biết số tiền chuộc lại tài sản?

Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân đánh giá: Theo thông tin từ vụ việc trên, trước khi đấu giá 1 ngày (tức ngày 07/08/2024), ông L. đã đến Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 để xin nộp lại tiền để chuộc lại tài sản bị mang ra đấu giá là thể hiện ý chí của người phải thi hành án dân sự. Hơn hết, việc ông L. nếu được chuộc lại tài sản nhằm đảm bảo trước mắt chỗ ở ổn định cho các hộ dân đang cư ngụ tại căn nhà số 01 Trần Cao Vân còn thể hiện tính nhân văn giữa các đương sự (ông L. và các hộ dân) khi đang có vấn đề tranh chấp về số tiền mua bán căn nhà nói trên.

Một chi tiết đáng lưu ý, rõ ràng nếu Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án có thiện chí thì ngay trong ngày 07/8/2024, ông L. phải biết số tiền Thi hành án và các chi phí thanh toán thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế Thi hành án, tổ chức bán đấu giá để ông L. có thể khắc phục ngay.

Phải đến ngày hôm sau 08/8/2024, ông L. bằng cách này cách khác, tự mình đi tìm hiểu và biết được số tiền cần khắc phục là hơn 19 tỷ đồng nên thanh toán ngay vào tài sản để đảm bảo cho việc nhận lại tài sản. Đây cũng là một trong những tình tiết nghi vấn để đặt câu hỏi: “Vì sao Chấp hành viên không công khai số tiền này cho người phải Thi hành án?”.

TIN LIÊN QUAN
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.