Vụ án “bị đơn” thành… bị cáo: Chưa xác định được bị hại, trả hồ sơ lần 2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi tiến hành thảo luận, HĐXX xét thấy vụ án có nhiều lời khai, chứng cứ chưa được làm rõ nên quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ 2.
Bị cáo Lê Minh Huệ và Nguyễn Thị Liên.
Bị cáo Lê Minh Huệ và Nguyễn Thị Liên.

Ngày 11/9/2024, TAND tỉnh Bình Định tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Minh Huệ và Nguyễn Thị Liên (là vợ chồng) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Đây là lần thứ 2, phiên tòa được mở sau lần hoãn trước đó để trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Tại phiên tòa ngày 31/7/2024, luật sư Hồ Nguyên Lễ - Đoàn luật sư TP.HCM, bảo vệ cho bị cáo phân tích, những lời khai của người đại diện theo ủy quyền của bị hại là không có giá trị pháp lý. Bị hại ủy quyền cho người khác tham dự phiên tòa là trái với quy định của pháp luật. Mặc khác, bị hại còn ủy quyền cho người khác viết và ký đơn tố cáo để gửi đến cơ quan chức năng trong quá trình điều tra là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Luật sư Lễ còn yêu cầu HĐXX triệu tập thẩm phán Thu đến tòa để đối chất, làm rõ việc tự ý ký tên và đóng dấu vào công văn chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nhưng không thông qua lãnh đạo của TAND tỉnh Bình Định. Từ những phân tích của luật sư, HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ 1. Liên quan đến vụ việc này, Ngày Nay đã có bài phản ánh: Thẩm phán tự chuyển hồ sơ sang Công an khiến “bị đơn” thành… bị cáo.

Tại phiên tòa lần này, qua kết quả xét hỏi, HĐXX xét thấy còn thiếu các chứng cứ để buộc tội bị cáo mà tại phiên tòa không thể bổ sung và có căn cứ để cho rằng, hành vi của bị cáo có dấu hiệu cấu thành tội khác nên quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với bị cáo Huệ và Liên.

Các bị cáo cho rằng, thửa đất số 500 là tài sản của vợ chồng ông Trần Văn Kiệt (đã mất năm 2017) và bà Lê Thị Mỹ Loan.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, thửa đất số 500 là vật chứng của vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Giá trị căn nhà được Hội đồng định giá xác định là 1.086.960.000 đồng. Tài sản này đã được bà Loan nhờ em là bị cáo Huệ đứng tên làm tài sản đảm bảo vay tiền cho đủ số tiền là 750.000.000 đồng (tương đương 70% giá trị tài sản) nên phần còn lại của giá trị tài sản là 336.960.000 đồng.

Vụ án “bị đơn” thành… bị cáo: Chưa xác định được bị hại, trả hồ sơ lần 2 ảnh 1

Các luật sư và thân nhân bị cáo trước phiên tòa.

Hai bị cáo đã sử dụng số tiền này để trả nợ ngân hàng thay cho bà Loan và con là ông Trần Hoài Vũ (đang lao động tại Nhật Bản) với số tiền 750.000.000 đồng. HĐXX nhận định, cần làm rõ giá trị toàn bộ tài sản nhà và đất để làm căn cứ định khung hành vi vi phạm của các bị cáo.

HĐXX phân tích, cáo trạng xác định, bà Loan, ông Kiệt là người liên hệ với vợ chồng chủ đất ban đầu để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với số tiền 240.000.000 đồng và Vũ là người bỏ tiền ra để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên.

Tại phiên tòa, bà Loan đã nhận là người mua đất của vợ chồng chủ đất cũ, phù hợp với một lời khai có trong hồ sơ vụ án. Nhưng quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ lấy lời khai của người vợ mà không lấy lời khai của người chồng. Do đó, cần phải làm rõ nội dung về lời khai của các bên để xác định bị hại.

Ngoài ra, bị cáo Liên trình bày đã trả lãi 4 lần, anh Vũ chỉ chuyển tiền trả lãi 2 lần. Do đó, cần phải điều tra làm rõ số tiền bị cáo trả lãi là bao nhiêu, trong đó có lần nào trả lãi quá hạn hay không để làm căn cứ xác định tội danh của các bị cáo.

Từ những thiếu sót nêu trên, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây cũng là lần thứ 2, TAND tỉnh Bình Định hoãn phiên tòa để trả hồ sơ tiếp tục điều tra bổ sung.

Xin được nhắc lại rằng, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đơn tố cáo của bị hại là ông Vũ. Do ông Vũ đang ở nước ngoài nên ông Lê Trung Hậu (con cô ruột ông Vũ) đã “bất bình”, viết và ký đơn tố cáo (trái với quy định của pháp luật - PV) gửi đến cơ quan chức năng. Ông Hậu cho rằng, việc làm đơn này có ủy quyền của ông Vũ.

Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện, ông Hậu chỉ được ủy quyền tham gia trong vụ án dân sự trước đó. Phạm vi ủy quyền không có nội dung ông Hậu được làm đơn tố cáo ông Huệ, bà Liên. Hơn hết, thẩm phán Thu thụ lý vụ án dân sự về tranh chấp thửa đất trên đã tự ý chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

TIN LIÊN QUAN
Boeing ứng phó với đình công
Boeing ứng phó với đình công
(Ngày Nay) - Ngày 18/9, tập đoàn Boeing thông báo sẽ tạm thời cho hàng chục nghìn nhân viên nghỉ việc, sau khi cuộc đình công của khoảng 30.000 thợ máy vào tuần trước gây đình trệ hoạt động sản xuất 737 MAX và các mẫu máy bay khác.
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.