Xét xử gian lận Hà Giang: Triệu tập phụ huynh có con được nâng điểm

(Ngày Nay) - Trong phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, hội đồng xét xử (HĐXX) đã triệu tập các nhân chứng là 5 phụ huynh có con nằm trong danh sách được nâng điểm và ông Vũ Văn Sử - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục&Đào tạo tỉnh Hà Giang.
Các bị cáo tại phiên toà sáng ngày 14/10. Ảnh: NLĐ
Các bị cáo tại phiên toà sáng ngày 14/10. Ảnh: NLĐ

Sáng 16/10, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT 2018 bước vào ngày làm việc thứ ba với phần hỏi nhân chứng là phụ huynh có con nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm, báo VietNamNet đưa tin.

5 phụ huynh có con trong danh sách 13 thí sinh nêu trên đã bị HĐXX hỏi. Người đầu tiên trả lời là bà Nguyễn Thị Xuân Hương ở thành phố Hà Giang, con là chiến sĩ nghĩa vụ công an, thí sinh tự do trong kỳ thi THPT 2018, có nguyện vọng thi vào Học viên Cảnh sát nhân dân.

Bà Hương khai có anh trai kết hôn với em gái bà Chính nên quan hệ gia đình thân thiết. Suốt buổi trả lời thẩm vấn, bà Hương luôn gọi cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang là "bác Chính".

"Tôi nhờ bác tìm thầy ôn cho cháu mấy buổi trước khi thi. Con tôi đang đi nghĩa vụ, lâu không học nên không biết gì mấy. Khi có số báo danh, tôi gửi qua điện thoại cho bác nhờ xem điểm", nữ nhân chứng trình bày và khẳng định không đến gặp để trao đổi.

Chủ tọa sau đó công bố lời khai của bà Hương ở cơ quan điều tra song nội dung thì khác. Trong bản tự khai, bà Hương viết đã nhắn tin số báo danh, phòng thi để nhờ nâng điểm cho con đỗ vào Học viện Cảnh sát. Nhưng thấy điểm con quá thấp, người mẹ mới biết "bác không giúp" và có nhắn tin lại nhờ cố gắng giúp. 

"Không thấy bác trả lời và sau đó tôi biết con không thi đỗ được vào trường công an", nội dung bản tự khai thể hiện. Bà Hương khẳng định không quen, nhờ ai khác ở Sở Giáo dục và Đào tạo.

Lúc này, bà Hương nói đây là lời khai chính xác. Phần vừa trình hôm nay, bà nói chưa chính xác do "lâu ngày quá nên quên". 

Đến lượt mình, bà Triệu Thị Chính phủ nhận lời khai của bà Hương, cho hay trước kỳ thi vào trường THPT Chuyên Hà Giang (cùng năm 2018), bà Hương có tới nhà nhờ song bà từ chối, nói "không giúp được gì". Vì việc này, gia đình bên thông gia có vẻ không vui. Khi bà Hương có nguyện vọng tìm người ôn thi cho con, bà đã giới thiệu giúp thầy giáo dạy tiếng Anh. Theo tiết lộ của bà Chính, phụ huynh Hương là hàng xóm của bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.

Trả lời về danh sách 13 thí sinh, bà Chính khai đã nhận tin nhắn của 6 người nhờ xem điểm cho con, cháu gồm: bà Lại Thị Hương (Phó Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, có hai con sinh đôi thi), Chúng Thị Thiên (Phó Chủ tịch HĐND tỉnh), người tên Nga (công tác ở Sở Tài chính), anh Lương Tiến Dũng (Phó Bị thư Huyện ủy Bắc Quang), anh Hòa (Ban Thi đua khen thưởng tỉnh Hà Giang), anh Hoàng Kiến Sơn (cán bộ trường Phổ thông dân lập nội trú tỉnh Hà Giang). Ngoài ra, một số con của lãnh đạo tỉnh, cán bộ sở giáo dục do ông Vũ Văn Sử (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang năm 2018, hiện nghỉ hưu) đề cập và bà Chính chủ động đưa vào danh sách.

Rất đau lòng trước sự việc gian lận

Trả lời trước tòa với tư cách nhân chứng, ông Vũ Văn Sử - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang khai trước tòa, bản thân rất đau lòng về sự việc, theo ghi nhận của báo VnExpress.

“Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử nước nhà xảy ra sự việc này. Tôi đã báo cáo với các cấp, báo cáo trung thực, quyết tâm cùng các cơ cơ quan chức năng vào cuộc. Đây là điều hết sức đau lòng nên mới có phiên tòa ngày hôm nay” - ông Sử nói.

Ông cho biết, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, với vai trò Giám đốc Sở Sở Giáo dục và Đào tạo, ông là Chủ tịch Hội đồng, Phó trưởng ban thường trực Hội đồng thi quốc gia Hà Giang. 

Nguyên Giám đốc Sở nói: "Danh sách 13 cháu nhờ xem điểm thi được nhắc trong vụ án, tôi thấy rất buồn và khó hiểu.

Có 3 thí sinh có tên trong danh sách này, một là con của cô Nông Lâm Thanh Triều, công tác ở một phòng giáo dục có chồng là cán bộ biên phòng huyện Đồng Văn.

Thời điểm cháu thi, chồng của chị Triều đột tử nên gia đình đã giấu cháu để cháu tham gia hết kỳ thi. Khi biết sự việc, tôi rất chia sẻ và có nói chuyện với chị Chính về trường hợp này. Tôi nói rõ mục đích là xem điểm, nếu cháu tốt nghiệp thì là tốt, còn nếu có làm sao thì sẽ cho cháu làm đơn để được đặc cách đỗ. Nhưng, cháu đã tốt nghiệp kỳ thi nên không phải làm đặc cách.

Tôi nói rất tin tưởng vào kỳ thi, tin tưởng phần mềm chấm điểm bằng máy tính chính xác, không có tiêu cực. Chỉ còn mỗi môn tự luận là chấm tay với quy chế ngặt nghèo nên không lo bị can thiệp, tác động.

Bộ Giáo dục chưa yêu cầu lắp camera giám sát nhưng tôi đã chỉ đạo lắp camera tại các hội đồng thi. Việc giám sát, đảm bảo an ninh cho kỳ thi được Hà Giang làm rất chắc chắn, nghiêm ngặt".

Trước HĐXX, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang cho hay, khi sự việc bắt đầu được phát hiện, ông rất bàng hoàng, bất ngờ, nếu không nói là sốc.

“Thời điểm 19h30 tối ngày 7/7/2018, tôi được báo tin là mất dấu niêm phong tại phòng chứa bài thi trắc nghiệm đang được giữ tại Hội đồng thi trường Chuyên Hà Giang. Ngay lập tức, tôi cùng hai phó giám đốc khác của Sở là anh Bình, chị Chính đến ngay trường Chuyên, cùng với anh em công an để kiểm tra sự việc.

Lúc này, anh Bình cho biết không tìm được anh Hoài, gọi điện thoại cũng không được. Tôi cho xe xuống tận nhà anh Hoài để tìm thì cửa đóng then cài. Anh Lương cũng không tìm được. Tôi linh tính có chuyện bất thường sau đó yêu cầu trích xuất camera giám sát thì thấy anh Lương xuất hiện tại phòng chứa bài thi trắc nghiệm, giật niêm phong, mở khóa cửa và mang cây CPU máy tính ra khỏi phòng chứa bài thi” - ông Sử khai trước tòa.

Ngay ngày hôm sau, 8/7, tôi tổ chức cuộc họp tại Sở yêu cầu anh Lương giải trình. Lúc đầu anh Lương không thừa nhận mình vi phạm quy chế kỳ thi, tôi yêu cầu đọc rõ điều 23 Quy chế thi trước cuộc họp, lúc đó anh Lương mới thừa nhận là vận chuyển tất cả những thứ đó về mà chưa được sự đồng ý của Hội đồng thi.

Ông Sử cũng cho biết, thời điểm kiểm tra phòng chứa bài thi bị mất niêm phong vào tối 7/7, lúc đó chưa phát hiện các bài thi trắc nghiệm cất giữ trong hòm đã bị mang ra ngoài để thực hiện hành vi nâng điểm như trong kết luận điều tra.

“Khi đó, phòng đó có rất nhiều hòm xiểng nên không phát hiện được hòm nào như thế nào. Và tôi cũng không ngờ xảy ra sự việc nghiêm trọng đến như vậy”, ông Sử cho hay.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?