Paola Ansuini - Người phát ngôn của Thủ tướng Mario Draghi đã xác nhận động thái này với CNN. Ý và Ủy ban châu Âu cũng đã nhất trí về hành động này. Đây là lần đầu tiên các biện pháp như vậy của EU được sử dụng cho vaccine.
Giải thích cho quyết định này, Bộ Ngoại giao Ý cho biết công ty AstraZenecachỉ cung cấp một phần nhỏ số liều vaccine mà họ đã cam kết cung cấp cho EU, đồng thời, Australia không được coi là một quốc gia "dễ bị tổn thương" trong bối cảnh đại dịch.
Trước đó Italia vẫn cho phép xuất khẩu các mẫu vaccine AstraZeneca, nhưng chỉ với "số lượng khiêm tốn... cho mục đích nghiên cứu khoa học."
Hồi cuối tháng 1, một cuộc chiến công khai và gay gắt đã nổ ra giữa EU và AstraZeneca về sự chậm trễ của vaccine, sau khi công ty thông báo với EU rằng họ chỉ có thể cung cấp được 40 triệu liều vaccine cho EU trong quý 1/2021, dù trước đó đã cam kết sẽ cung cấp 120 triệu liều.
Ủy ban châu Âu sau đó đã thông qua các biện pháp mới cho phép các quốc gia thành viên hạn chế xuất khẩu vaccine COVID-19 ra bên ngoài khối, trong một số tình huống nhất định.
Italy trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu sử dụng cơ chế cấm xuất khẩu vaccine.
Việc triển khai vaccine của khối 27 quốc gia tiếp tục bị đình trệ, khiến một số quốc gia thành viên ngày càng thất vọng quay sang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia bên ngoài. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ có 5,5% dân số EU gồm 447 triệu người được tiêm liều vaccine đầu tiên.
AstraZeneca từ chối bình luận về quyết định của Italia.
Ly Phương
(Theo CNN)