Yên Bái: Nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ án cô giáo cắm bản bị khởi tố

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều năm gắn bó với trẻ em vùng cao, cô giáo Trần Khánh Vân – Hiệu trưởng trường mầm non Bình Minh (xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) bất ngờ bị khởi tố với tội danh “Tham ô tài sản” do liên quan đến các hoá đơn mua sắm vật dụng tại trường. Không đồng tình với những kết luận của cơ quan điều tra, cô giáo đã gửi đơn thư tới nhiều nơi, mong được xem xét, giải quyết.
Nhiều năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết cho trẻ em vùng cao, cô giáo cắm bản Trần Khánh Vân vô cùng bất ngờ khi bị khởi tố về với tội danh "Tham ô tài sản".
Nhiều năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết cho trẻ em vùng cao, cô giáo cắm bản Trần Khánh Vân vô cùng bất ngờ khi bị khởi tố về với tội danh "Tham ô tài sản".

Cô giáo Trần Khánh Vân được phân công giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non Bình Minh – một trường mầm non nằm tại một trong những xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại rất khó khăn của huyện Trạm Tấu từ năm 2017. Thời điểm này, cơ sở vật chất trường Bình Minh rất đơn sơ, mọi thứ đều rất khó khăn, thiếu thốn.

Được biết, trường mầm non Bình Minh có tất cả 5 điểm trường, trong đó có một điểm trường trung tâm. Địa điểm đầu tiên nơi thành lập trường mầm non Bình Minh là một khu nhà ghép, gồm 4 phòng, vừa là phòng học vừa làm phòng ở cho giáo viên và cán bộ trường. Sau đó, trường được bàn giao thêm một khu nhà mái bằng ngay phía dưới điểm trường đầu tiên; việc dạy học cũng được thực hiện song song tại cả hai địa điểm.

Tháng 10/2018, trường mầm non Bình Minh tiếp tục được bàn giao thêm công trình dãy nhà 2 tầng lúc đó vừa hoàn thiện. Đến tháng 3/2019, trường lại tiếp tục chuyển địa điểm về học tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Làng Nhì; sau đó mới chuyển sang ngôi trường mới khang trang như hiện nay. Đối với người dân địa phương, hiệu trưởng Trần Khánh Vân được xem như người tiên phong trong việc đặt nền móng để xây dựng lên ngôi trường mầm non Bình Minh tại xã vùng cao này.

Yên Bái: Nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ án cô giáo cắm bản bị khởi tố ảnh 1
Theo cô Vân, chỉ trong vòng 3 năm, trường mầm non Bình Minh đã phải chuyển địa điểm tới 4 lần nên nhà trường bị thất thoát rất nhiều đồ đạc, vật dụng.

Tháng 7/2021, cô Trần Khánh Vân vô cùng bất ngờ khi Công an huyện Trạm Tấu khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra, làm rõ về hành vi “Tham ô tài sản”; đồng thời cơ quan điều tra cũng thi hành lệnh khám xét nơi ở và làm việc, phong tỏa tài khoản ngân hàng, tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với cô Vân.

Quá trình điều tra, Công an huyện Trạm Tấu kết luận cô Trần Khánh Vân tham ô số tiền hơn 500 triệu đồng và chuyển hồ sơ lên Công an tỉnh Yên Bái. Đến ngày 15/05/2023, Công an tỉnh Yên Bái có kết luận điều tra vụ án nhưng kết quả lại khác hoàn toàn so với kết luận ban đầu Công an huyện Trạm Tấu. Cụ thể, Công an tỉnh Yên Bái kết luận: cô Trần Khánh Vân tham ô tài sản với tổng số tiền 132.578.000 đồng, liên quan tới 13 hóa đơn từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2020.

Tiếp đó, ngày 28/6/2023, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Cáo trạng kết luận cô Trần Khánh Vân phạm tội “Tham ô tài sản” quy định tại điểm C,D khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự.

Yên Bái: Nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ án cô giáo cắm bản bị khởi tố ảnh 2

Công trình nhà 2 tầng khang trang này chỉ được sử dụng làm trường mầm non trong vài tháng và đến nay đã bị bỏ hoang suốt 4 năm vì được cho rằng có dấu hiệu bị sụt lún.

Không đồng tình với Cáo trạng của cơ quan chức năng, trong suốt hai năm qua, cô giáo Trần Khánh Vân liên tục gửi đơn thư đến nhiều nơi, với hi vọng vụ việc được xem xét, giải quyết.

Theo cô Vân, những hóa đơn mà cơ quan điều tra nêu ra đều là hoá đơn mua sắm các vật dụng thiết yếu để phục vụ công tác giảng dạy và các hoạt động tại trường Bình Minh; hoàn toàn không có hóa đơn chi sai mục đích. Trên thực tế, nhà trường không tự quản việc thu chi, các khoản chi này đều được thông qua kho bạc Nhà nước và được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình.

“Việc bị khởi tố tội tham ô tài sản thực sự khiến tôi rất buồn và đau khổ, tôi khẳng định mình không làm việc đó. Đối với việc cơ quan chức năng kết luận tôi không thực mua theo hóa đơn, tôi không đồng ý với kết luận đó. Những vật dụng còn sót lại sau những lần chuyển trường như chăn, màn, nồi cơm điện, bảng – dây đều là những vật dụng được nêu ra trong những hóa đơn kết luận rằng tôi tham ô. Thực tế, trong 3 năm, chúng tôi phải chuyển trường đến 4 lần, việc thất lạc đồ dùng là không thể tránh khỏi”, cô Vân cho biết.

Cũng theo cô Vân, trong số 13 hóa đơn liên quan đến kết luận của cơ quan điều tra, có 1 hóa đơn liên quan đến việc thi công hệ thống hàng rào lưới B40 quây xung quanh trường mầm non Bình Minh. Hiện tại, hàng rào đó đã được mang lên điểm trường mới để đảm bảo an toàn cho các học sinh.

Cô Vân khẳng định: “Cơ quan điều tra cho rằng, hàng rào vốn không phải do tôi mua mà đã có từ trước đó. Thực tế, hàng rào này do tôi dựng lên ngay khi vừa về nhận công tác tại trường do nhận thấy địa hình tại đây rất hiểm trở, tiềm ẩn nguy hiểm cho các con. Quá trình dựng hàng rào có sự giúp đỡ và chứng kiến của nhiều người; và đặc biệt là hàng rào này có một phần được dựng lên trên đất gia đình anh Sùng A Công (phụ huynh học sinh). Chính bản thân tôi là người đi mượn đất và nhờ một số phụ huynh giúp đỡ làm hàng rào cho các con nên việc cơ quan điều tra cho rằng hàng rào có từ trước khi tôi nhận trường là chưa đúng với bản chất sự việc”.

Lý giải về một số hoá đơn khác, cô Vân cho rằng, với đặc thù thời tiết vùng cao, các con học sinh không thể thiếu chăn, màn khi ngủ, nghỉ tại trường và ở trường nào, cấp học nào cũng thế. Chính vì vậy, việc cơ quan điều tra kết luận cô Vân không mua chăn cho các con mà lấy từ trường khác về là chưa thực sự hợp lý.

Yên Bái: Nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ án cô giáo cắm bản bị khởi tố ảnh 3

Anh Huỳnh A Tống (phụ huynh học sinh) - một trong số những người đã giúp cô giáo Vân dựng hàng rào B40 bao quanh trường mầm non Bình Minh vào thời điểm cô Vân mới về nhận công tác tại trường.

Liên quan đến vụ việc này, trong văn bản trả lời ông Đỗ Đức Hồng Hà – Đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Tòa án nhân dân huyện Trạm Tấu cho biết, đã chuyển đơn của bị can Trần Khánh Vân đến Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa để nghiên cứu, giải quyết. Ngoài ra, thông tin từ Tòa án nhân dân huyện Trạm Tấu cho biết, vụ án hiện đang trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sẽ báo cáo Đại biểu Quốc hội khi có kết quả giải quyết vụ án.

Chia sẻ quan điểm dưới góc độ pháp lý, Thạc sĩ Luật Nguyễn Thị Hưng – công ty Luật TNHH Châu Á đánh giá: “Đây là một vụ án phức tạp. Cần làm rõ hai nội dung. Thứ nhất là về các hóa đơn mà cơ quan điều tra nêu ra, cần chứng minh rõ nội dung các hóa đơn đó có thật hay không. Thứ hai, quan trọng hơn, đó là số tiền mà cơ quan chức năng cho rằng bị cáo được hưởng lợi. Đây là yếu tố then chốt để kết luận hành vi có phạm tội hay không của bị cáo. Do đó, cơ quan chức năng cần xem xét toàn diện, kỹ lưỡng để tránh oan sai”

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).