Yêu cầu gắt gao của TQ nhằm giảm tình trạng 'học điên cuồng' ở học sinh

Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa có những đổi mới trong nỗ lực giảm gánh nặng học tập cho học sinh trên toàn quốc khi các em bắt đầu đi học trở lại sau thời gian nghỉ học vì Covid-19.
Những cuộc thi như gaokao lâu đã được xem là một thứ có thể làm thay đổi tương lai của một con người.
Những cuộc thi như gaokao lâu đã được xem là một thứ có thể làm thay đổi tương lai của một con người.

Theo đó, các trường tiểu học và trung học trên cả nước sẽ được phát một danh sách chi tiết những thứ không được giảng dạy tại trường. Đây là nỗ lực nhằm ngăn chặn việc dạy trước chương trình, giúp trẻ em giảm áp lực học tập trước các kỳ thi tuyển sinh.

Giáo dục ở Trung Quốc vốn được biết tới là một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì vậy, trẻ em thường bị ép học vượt chương trình để tăng cơ hội được nhận vào các trường hàng đầu. Những cuộc thi như gaokao lâu đã được xem là một thứ có thể làm thay đổi tương lai của một con người, đặc biệt là với những người ít đặc quyền trong xã hội.

Quy định mới do Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành cấm các giáo viên tăng độ khó của các bài giảng trên lớp hay dạy trước chương trình học của nhà nước. Danh sách mới được ban hành cuối tuần qua đặc biệt đề cập tới việc dạy cho trẻ lớp 1 và lớp 2 môn ngữ âm và yêu cầu trẻ phải viết được các từ tiếng Anh.

Quy định mới này cũng cấm các trường học và các cơ sở đào tạo dạy thêm sau giờ học, từ việc dạy phép tính cộng trừ với các số có trên 4 chữ số đối với trẻ em dưới lớp 4. Nhiều hạn chế khác bao gồm việc không giảng dạy tiếng Trung, Vật lý, Sinh học và Hóa học cho học sinh khi chưa đạt đến mức học phù hợp.

Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực kéo dài suốt hàng thập kỷ qua của chính phủ Trung Quốc trong cải cách hệ thống giáo dục. Kế hoạch 10 năm được công bố từ năm 2010, đặt mục tiêu giảm áp lực trước kỳ tuyển sinh đại học hàng năm và đánh giá khả năng của người học không quá phụ thuộc vào điểm số.

Ông Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia cho biết, bất chấp các nỗ lực của chính phủ nhằm giảm áp lực học hành với học sinh, thực tế vẫn diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

“10 năm trước, chúng ta từng tuyên bố sẽ ngừng việc để một kỳ thi quyết định toàn bộ cuộc đời của một con người, nhưng ngày nay thực trạng ấy vẫn tiếp diễn. Nhiều người vẫn “điên cuồng” với việc học để vào các trường hàng đầu và tham gia vào các lớp học thêm”, ông Chu nói. “Mấu chốt để giảm gánh nặng học hành chính là cải thiện cách chúng ta đánh giá học sinh”.

Bà Lin Lihong, mẹ của một học sinh lớp 2 ở Thượng Hải cho biết, cậu con trai mỗi tuần phải tham gia 5 lớp học phụ đạo khác nhau sau mỗi giờ học với tổng chi phí khoảng 211 USD.

“Cho con tham gia các lớp học này, tôi mong muốn con có thể học trước chương trình, để con đi nhanh hơn những đứa trẻ khác, đánh bại họ trong các kỳ thi”, bà Lin nói.

“Tôi không nghĩ gánh nặng học hành sẽ được giảm bớt khi học sinh vẫn được đánh giá bằng điểm số trong các kỳ thi. Học sinh cần phải học chăm để đạt được điểm số cao, bởi vậy tôi nghĩ chính sách mới này sẽ thực sự giảm được gánh nặng học tập”.

Theo Vietnamnet
Bình luận
Tác phẩm “Chợ hoa Tết Hàng Lược”. Ảnh: Minh Ngọc
Triển lãm 75 tác phẩm tranh cắt vải độc đáo
(Ngày Nay) - Triển lãm giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải - kết quả của 45 năm miệt mài lao động, đi qua nhiều vùng miền trên mảnh đất hình chữ S của hoạ sỹ Trần Thanh Thục.
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
(Ngày Nay) -HiGreen Trường Sa – chương trình do Ngân hàng Quân đội MB và Quân chủng Hải quân chung tay khởi xướng – hướng tới mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được phát động chính thức chiều nay, 02/04/2025.
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.