Đầu tư cho nông nghiệp (Kỳ 2): Chương trình cánh đồng mẫu lớn liệu có bị lợi dụng?

Phải khẳng định rằng, liên kết để thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn là một chủ trương lớn, hết sức thiết thực với người trồng lúa khi mục đích chính là giảm bớt trung gian, giảm bớt chi phí đầu vào, giúp nông dân yên tâm sản xuất… Tuy nhiên, những cách thức thực hiện như hiện nay, đặt ra một câu hỏi là: Liệu chủ trương lớn này có bị một số doanh nghiệp (DN) tham gia lợi dụng?
Đầu tư cho nông nghiệp (Kỳ 2): Chương trình cánh đồng mẫu lớn liệu có bị lợi dụng?

Để bán phân, thuốc bảo vệ thực vật là chính

Chương trình cánh đồng mẫu lớn được thực hiện theo hình thức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tập trung chủ yếu dưới ba hình thức, gồm liên kết tiêu thụ nông sản gắn với đầu tư hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân; liên kết tiêu thụ nông sản và chỉ đầu tư giống; chỉ tiêu thụ nông sản, không đầu tư đầu vào được thỏa thuận ký kết giữa DN với nông dân, hợp tác xã (HTX) hoặc tổ hợp tác. Trong đó, hình thức liên kết tiêu thụ nông sản gắn với đầu tư kỹ thuật cho nông dân được đánh giá là chặt chẽ và hiệu quả thực hiện tốt nhất, nhưng trên thực tế, quá ít DN tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn thực hiện được, bởi đòi hỏi chi phí đầu tư là khá lớn, đồng thời cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu.

Tại An Giang, Đồng Tháp, chỉ có một vài DN có đủ điều kiện và thực hiện tốt việc này nhưng lại đang có dấu hiệu áp đặt giá thu mua với người trồng lúa. Còn lại chủ yếu ký kết bao tiêu sản phẩm là chính. Hình thức này vừa tiện cho DN, không tốn nhiều chi phí ban đầu, không cần đến nhân viên kỹ thuật kiểm tra theo dõi và chỉ chuẩn bị đến mùa gặt đến thỏa thuận giá với nông dân rồi thu mua…

Đầu tư cho nông nghiệp (Kỳ 2): Chương trình cánh đồng mẫu lớn liệu có bị lợi dụng? - anh 1

Nông dân Nguyễn Văn Thành, ấp Hưng Chánh, xã Châu Hưng huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre một trong những hộ tham gia đầu tiên mô hình liên kết Châu Hưng

Thực tế, hợp đồng được ký kết giữa DN với HTX, tổ hợp tác và hộ nông dân nhưng chỉ là hợp đồng liên kết, cho nên tính pháp lý không cao, thiếu cả sự ràng buộc. Do đó, các DN chỉ tham gia thu mua lúa gạo dễ dàng lật kèo, phá bỏ hợp đồng. Ngược lại, người dân cũng có thể tự ý phá bỏ hợp đồng với nhà máy để bán ra ngoài cho thương lái với giá cao hơn.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (NN&PTNT) cho biết: “Đã có hiện tượng một số DN đến ký hợp đồng liên kết thực hiện cánh đồng mẫu lớn nhưng chỉ để “trình diễn” hay quảng bá, “làm hàng” với đối tác nước ngoài nhằm khẳng định là lúa gạo họ xuất khẩu có nguồn gốc rõ ràng”.

Nhìn vào bảng tiến độ thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn vụ hè thu 2015, ông Phả chỉ ra rằng: Với những đơn vị ký với số lượng một vài chục, một vài trăm ha lúa thì chắc chắn không đủ phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của DN, và như vậy, một là DN này phải thu gom nhiều nguồn khác nhau từ bên ngoài hoặc ký kết thu mua theo dạng liên kết nhưng không loại trừ trường hợp ký kết với mục đích tiêu thụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Đối với các trường hợp này họ chỉ đơn thuần là thu mua lúa theo hợp đồng gom lại rồi bán lại cho công ty khác.

Theo ông Phả, các DN chủ yếu thu gom lúa, gạo từ nhiều kênh khác nhau sẽ không kiểm soát được chất lượng lúa, gạo, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… Do vậy, việc xuất khẩu gạo của các DN này đều hướng đến thị trường thấp cấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam luôn bị ép giá, nằm trong “top” thấp nhất trong khu vực. Thậm chí, không ít trường hợp công ty ký hợp đồng thu mua với nông dân nhưng thực chất lợi dụng về chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn đầu tư, tạm trữ lúa gạo của Chính phủ.

Đánh giá về thực trạng thực hiện liên kết cánh đồng mẫu lớn tại Bến Tre, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thẳng thắn cho rằng: "DN tham gia chủ yếu với mục đích bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là chính. Thực tế, DN có đầu tư nhưng phải ở gần với những con đường lớn, thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển lúa. Còn đi xa một chút là họ bỏ mặc cho nông dân với thương lái”.

Hiện Bến Tre đã tổ chức thực hiện mô hình chuỗi liên kết trên nhiều loại cây nông sản như nhãn, thu mua chế biến dừa và cây lúa. Trong đó, đã có bốn mô hình liên kết cánh đồng mẫu lớn được thực hiện ở cây lúa, với tổng diện tích 750 ha, tại các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và Thạnh Phú. Tuy các DN đứng ra ký hợp đồng liên kết nhưng một trong những mục tiêu chính là cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Do đó, tại mô hình liên kết cánh đồng mẫu lớn xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, ở trong tình trạng Công ty Thịnh Phát đứng ra ký hợp đồng với nông dân nhưng lại thuê thương lái trong vùng đi thu gom lúa và DN trả một phần chênh lệch giá cho thương lái.

Theo nhận xét của ông Trọng, vai trò của DN tham gia cánh đồng mẫu lớn trong thời điểm hiện tại chỉ là phụ. Thực chất thương lái mới là người đóng vai trò quan trọng khi họ bỏ vốn ra để thu mua lúa, DN bỏ tiền ra đầu tư nhà máy nhưng gia công là chính và thương lái thu mua lúa về đem gửi vào để nhà máy gia công chế biến xong thương lái trực tiếp đưa đi xuất khẩu hoặc bán ra ngoài. Khi đó nhà máy mới được nhận tiền gia công từ tay thương lái.

Gánh nặng đè lên vai người trồng lúa

Ở thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy người trồng lúa đang bị o ép đủ đường và những gánh nặng từ đồng lúa ngày càng đè nặng lên vai nông dân. Thực tế, trong những năm gần đây, giá lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng không đáng kể, thế nhưng giá của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nhân công… đều tăng mạnh, thậm chí nhiều loại còn tăng gấp đôi, cho nên dẫn đến tình trạng nếu tính đúng, tính đủ các khoản chi phí sản xuất thì với giá lúa ở thời điểm hiện tại, người trồng lúa không có lời, thậm chí còn phải bù lỗ.

Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Thành, tham gia liên kết cánh đồng mẫu lớn xã Châu Hưng, nhờ có việc gia đình tự đầu tư toàn bộ các loại máy cơ giới như máy phóng (máy tuốt lúa), máy gặt… cho nên vụ hè thu này, mỗi công đất lời được khoảng 10 giạ lúa (20 kg/giạ), tương đương khoảng hơn một triệu đồng (hơn 10 triệu/ha). Tuy nhiên, ông Thành phải đi thuê 45 công đất để trồng lúa với giá thuê là 120 giạ lúa/năm (giá thuê từ năm 2011).

Ông Thành còn cho biết: “Năm không bị mất mùa với ba vụ lúa có thể lời được chút đỉnh, nhưng năm bị mất mùa, chỉ thu hoạch được hai vụ thì phải bù lỗ”. Thực tế, vụ đông xuân năm 2012 và năm 2013, ông Thanh bị liên tiếp việc cánh đồng lúa bị nhiễm mặn, mất trắng, chấp nhận phải bù lỗ mỗi ha khoảng 20 giạ lúa.

Trong khi đó, bà Đặng Thị Mỹ Châu, ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho rằng: “Mỗi năm chỉ hai vụ lúa, với giá thu mua như vụ hè thu vừa qua, chưa tính tiền đất thì trừ hết các khoản chi phí có lời khoảng một triệu đồng/công đất”. Tại khu vực xã Vĩnh Bình, mỗi công đất trồng lúa được thuê với giá ba triệu đồng. Như vậy, nếu phải thuê đất hai vụ lúa, bà Châu có thể phải bù lỗ khoảng một triệu đồng/công đất.

Một trong những mục tiêu lớn nhất trong chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lúa, ổn định đầu ra cho người trồng lúa và cuối cùng là nâng cao đời sống người nông dân trồng lúa. Nhìn vào những gì đang diễn ra thì chính là “mảnh đất màu mỡ” của các DN tham gia ký hợp đồng liên kết, nhưng thực chất chỉ là lợi dụng để trục lợi.

Trong khi đó, sự bất ổn trong chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn ngày càng được thể hiện rõ khi chiều hướng diện tích lúa trên cánh đồng liên kết đang có những dấu hiệu giảm dần, tình trạng lật kèo thu mua lúa liên tiếp diễn ra trong nhiều vụ lúa. Như tại An Giang, vụ hè thu này, diện tích lúa được thực hiện thu mua theo hợp đồng liên kết giảm khoảng 1.600 ha so vụ hè thu năm 2014 và tại Đồng Tháp, đã bước vào cuối vụ lúa nhưng diện tích thu mua theo hợp đồng đã ký kết đạt khá thấp, có những huyện chỉ đạt một phần ba diện tích đăng ký ban đầu.

Trong một thị trường bất ổn, nông dân vẫn luôn ở cuối chuỗi giá trị sản xuất, đồng thời gánh chịu mọi rủi ro, thiệt thòi.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn

- Biến đổi khí hậu (Kỳ 3): Khát giữa những dòng chảy

- Hà Giang: Lũ quét cuốn trôi 3 mẹ con trong đêm

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.