Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt

Chưa bao giờ Việt Nam nỗ lực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) như hiện nay. Sự nỗ lực này khẳng định ý chí, tinh thần Việt Nam dù gặp không ít khó khăn.
Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt

Đây là tiến trình rất tích cực. Tham gia FTA tức là sẵn sàng hội nhập, đương đầu thách thức và cũng là cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề Việt Nam tham gia FTA do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh cho biết: "Đến nay, Việt Nam đã ký và tham gia 8 FTA, trong đó có sáu hiệp định mang tính khu vực như: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản… và hai hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chile."

Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt - anh 1

Việt Nam đang nỗ lực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ảnh minh họa

Có thể thấy, các FTA tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Á; với các đối tác lớn như EU, Mỹ và Nga, chưa có FTA nào được ký kết.

Việt Nam đang tiến hành đàm phán 7 FTA: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan, Hàn Quốc… Trong đó, hai hiệp định đã cơ bản hoàn tất là FTA Việt Nam - Liên hiệp Hải quan, Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - EU cũng đang có tín hiệu khả quan.

FTA đem lại cơ hội mới cho doanh nghiệp (DN), cụ thể như việc các nước xóa bỏ thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của DN tăng lên và khi DN trở thành “mắt xích” trong chuỗi này thì khả năng ổn định sản xuất sẽ lớn hơn nhiều việc họ tự tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, FTA giúp Việt Nam cơ cấu, cân bằng thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường nào đó; giúp DN có lợi thế trung hạn so các đối thủ trong khu vực khi xâm nhập vào một số thị trường quan trọng như Mỹ, EU…

Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt - anh 2

FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường sang nước ngoài. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các FTA mới còn là động lực quan trọng giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Minh chứng điều này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phân tích, chúng ta đã ký tám FTA nhưng tám hiệp định này không tác động nhiều bằng việc gia nhập WTO do không đặt ra yêu cầu về thay đổi pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều thể chế, môi trường kinh doanh.
Khi môi trường kinh doanh được hoàn thiện, kết hợp cùng cơ hội mới sẽ giúp thúc đẩy đầu tư trong nước, nước ngoài, tạo ra năng lực sản xuất mới. FTA cũng giúp Việt Nam kiện toàn bộ máy Nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương cũng như trách nhiệm của quan chức Nhà nước.
Cùng quan điểm này, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, chưa bao giờ Việt Nam nỗ lực tham gia FTA như hiện nay. Sự nỗ lực này khẳng định ý chí, tinh thần Việt Nam dù gặp không ít khó khăn. Đây là tiến trình rất tích cực. Tham gia vào FTA tức là sẵn sàng hội nhập, đương đầu thách thức.
Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt - anh 3

FTA đem lại cơ hội mới cho doanh nghiệp, cụ thể như việc các nước xóa bỏ thuế nhập khẩu

Bên cạnh những thuận lợi, ông Trần Đình Thiên khẳng định rõ, tham gia FTA, nền kinh tế nói chung, DN nói riêng sẽ đối mặt những thách thức không nhỏ, đặc biệt là chi phí tăng do phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ tầm vĩ mô cho đến DN.

Ở góc độ DN, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt - may Việt Nam Lê Tiến Trường, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt - may Việt Nam, cho rằng, không có rủi ro thì không có lợi nhuận. Sau khi gia nhập WTO năm 2006, cơ hội tăng trưởng không còn nhiều. Do đó, các FTA là cơ hội mới đối với DN. DN chỉ hưởng lợi từ FTA khi họ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong quá trình này, DN nào tận dụng được lợi ích sẽ vượt lên. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng thành công. Đây chính là quá trình sàng lọc.

Liên quan những băn khoăn về sự chồng lấn và xung đột lợi ích giữa các hiệp định này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Chính phủ đã rút kinh nghiệm trong quá trình đàm phán FTA trước đây nên chỉ đạo xây dựng chiến lược đàm phán FTA mới rất sớm. Theo đó, đưa ra các nguyên tắc chủ đạo về lựa chọn đối tác. Khi tham gia FTA thì FTA phải tạo ra lực đẩy cùng chiều với nỗ lực cải cách trong nước như: Cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách môi truờng kinh doanh, DN Nhà nước…

Sau khi có nguyên tắc cơ bản, Việt Nam có sự nhất quán trong quá trình đàm phán. Không lo ngại các hiệp định có sự chồng lấn. Mặt khác, xung đột lợi ích luôn luôn xảy ra vì cơ hội ngành này có thể là thách thức của ngành khác và ngược lại. Điều này thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế dù Việt Nam có tham gia FTA hay không.

Tuy nhiên, tổng hòa lại, lợi ích tĩnh vẫn lớn. Các hiệp định FTA có điểm chống lấn là đều yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, cải cách hành chính. Như vậy, “gốc” chồng lấn lại mang tính tích cực. Thậm chí, nếu tận dụng tốt thì các hiệp định còn cộng hưởng lợi ích cho DN.

Đối với sự chuẩn bị của các DN, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tin tưởng các DN Việt Nam đã có sự chuẩn bị tương đối tốt, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Đối với mua sắm công, đàm phán cố gắng mở cửa lĩnh vực này theo lộ trình và có bước “đệm” để DN thích nghi dần.

Các viện nghiên cứu cần cung cấp cho DN công cụ, phương pháp phân tích thông tin để tận dụng cơ hội. Về tiến trình đàm phán FTA Việt Nam - EU, đây là đàm phán song phương, hai bên đang rất nỗ lực đàm phán, cơ hội kết thúc đàm phán trong sáu tháng đầu năm 2015 là khả quan.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm

Tăng thuế xuất khẩu vàng trang sức lên 2% từ ngày 7/5

Giá dầu tiếp tục giảm mạnh, còn hơn 60 đô la Mỹ/thùng

Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tăng lên 3.000 đồng/lít từ 1/5/2015

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.