Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022

Nhằm thăm dò sự sống trên sao Mộc và các mặt trăng của nó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự định sẽ phóng vệ tinh Juice vào năm 2022. Vệ tinh nặng 5 tấn này dự kiến sẽ bay tới quỹ đạo của sao Mộc vào năm 2030.
Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022

Các nhà thiên văn học cho rằng sao Mộc và các mặt trăng của hành tinh này có thể là địa điểm tốt nhất để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất trong Hệ mặt trời của chúng ta.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 1

Sau 8 năm nữa, ESA sẽ phóng vệ tinh Juice thăm dò sự sống

trên sao Mộc và các mặ trăng của nó

Tại sao Mộc, vệ tinh Juice sẽ thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất bằng cách sử dụng các thiết bị để thăm dò bầu khí quyển, quyển từ và những chiếc vòng khí quanh hành tinh này.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 2

Vệ tinh Juice với sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất trên

sao Mộc và các mặt trăng của nó

Vệ tinh Juice cũng sẽ khám phá các mặt trăng của sao Thổ, bao gồm Lo, Europa, Ganymede và Callisto. Đây sẽ là lần đầu tiên một mặt trăng bao phủ đầy băng như Ganymede được thăm dò bởi một tàu vũ trụ.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 3

Sao Mộc và các mặt trăng của nó

Trước đó, mặt trăng Ganymede được cho là chứa một đại dương nằm giữa hai lớp băng, một lớp ở trên và một lớp ở dưới, nhưng đầu năm 2014, các nhà khoa học cho biết mặt trăng này có thể tồn tại các đại dương và băng ở các lớp khác nhau.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 4

Hình ảnh sao Mộc nhìn từ mặt trăng của nó - Ganymede

Các nhà khoa học cho rằng nhưng địa điểm nước và đá tác động lẫn nhau rất quan trọng đối với sự phát triển của sự sống. Ví dụ, sự sống có thể bắt đầu trên Trái đất tại những rãnh nhiệt ở dưới đáy biển. Trước đó, đáy biển trên mặt trăng Ganymede được cho là được bao phủ bởi một lớp băng thay vì chất lỏng. Đây là một cản trở để sự sống xuất hiện và phát triển.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 5

Mặt trăng Callisto

Vệ tinh Juice cũng sẽ thăm mặt trăng Callisto, thiên thể có nhiều miệng núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Sau đó, nó sẽ bay 2 vòng quanh qũy đạo của mặt trăng Europa để đo độ dày của lớp băng bao bọc bên ngoài mặt trăng này.

Các nhà khoa học tin rằng những mạch nước phun trên mặt trăng Europa có thể là một cơ hội tốt để phát hiện sự sống có nguồn gốc từ bên dưới bề mặt. Nhận định này dựa trên các quan sát của kính thiên văn vũ trụ Hubble vào tháng 12/2013, sau khi phát hiện hơi nước bốc lên từ mặt trăng của sao Mộc.

Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022 - anh 6

Mặt trăng Europa

“Sao Mộc là nguyên mẫu cho các hành tinh lớn trong Hệ Mặt trời và nhiều hành tinh lớn quanh các ngôi sao khác. Vệ tinh Juice sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những hành tinh lớn như thế này hình thành như thể nào và khả năng tồn tại sự sống.”, Giáo sư Alvaro Giménez Cañete, Giám đốc khoa học và khám phá bằng robot của ESA, cho biết.

Xem thêm về Khám phá vũ trụ:

1. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

2. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 2)

3. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối)

4. Năng lượng tối và hành trình khám phá bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ

5. Màu sắc trong tự nhiên và những giải đáp thú vị của cuộc sống

Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.
Ảnh minh họa
Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các kỳ thi, tuyển sinh
(Ngày Nay) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng 2 Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.