10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến

Trong khi những loài chim khác dùng cỏ và cành cây để làm tổ, loài chim gõ kiến dùng chiếc mỏ chắc khỏe của chúng đục thân cây làm tổ và bắt côn trùng.
10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến
10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 1

Cùng khám phá thế giới của loài chim gõ kiến.

1. Khả năng chống tổn thương não

Chim gõ kiến có thể mổ vào thân cây khoảng 100 lần/phút với tốc độ lên tới 24 km/giờ. Trong khi con người sẽ nhập viện sau cú va chạm đầu tiên vào thân cây.

Thực tế, chim gõ kiến không hề bị tổn thương não sau khoảng 12.000 lần mổ thân cây mỗi ngày.

Điều này là nhờ chim gõ kiến có khả năng giảm lực đặc biệt nhờ cơ cổ cực khỏe, xương sống linh hoạt và lưới bao quanh não.

2. Đuôi có gai nhọn

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 2

Chim gõ kiến có khả năng trèo cây và cơ thể deo dai để thích ứng với cuộc sống trên thân cây. Đuôi của nó có những gai nhọn để cắm vào thân cây. Khi chim gõ kiến dùng móng chân báo chặt vào thân cây, đuôi của nó đóng vai trò như một chân thứ ba giúp nó bám chắc vào cây ấy.

3. Thông minh và khéo léo

Phần lớn các loài chim gõ kiến dùng mỏ đục thân cây để bắt côn trùng hay làm tổ, nhưng loài chim gõ kiến ăn hạt sồi ở khu vực Bắc và Trung Mỹ có những đặc tính khác hẳn. Chúng đục hàng trăm lỗ nhỏ trên thân cây để tích trữ hạt sồi và lấy ra sử dụng khi cần, đặc biệt là vào mùa đông giá lạnh.

4. Chim gõ kiến đất

Giống như tên gọi, chim gõ kiến đất thường kiếm ăn ở dưới đất thay vì trên cây. Chúng thường sống trên các vùng thảo nguyên ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho.

Chúng cũng có bộ lông màu đất để hòa lẫn với môi trường xung quanh. Thức ăn chủ yếu của loài chim này mối và các loài côn trùng khác sống dưới đất.

5. Chân kiểu ngón trèo

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 3

Chim gõ kiến cấu trúc chân kiểu ngón chân trèo (zygodactyl), nghĩa là hai ngón chân hướng về phía trước, hai ngón chân hướng về phía sau. Đặc điểm này giúp chúng dễ dàng đậu chắc trên thân cây trong khi bắt mồi cũng như di chuyển trên mặt đất.

6. Quan hệ công sinh với chim ruồi

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 4

Một số loài chim gõ kiến ở khu vực Bắc Mỹ có quan hệ mật thiết với chim ruồi. Trong quá trình chim gõ kiến đục cây để bắt côn trùng, chim ruồi sẽ bay theo chúng để hút nhựa cây chảy ra.

Đổi lại, chim ruồi có nhiệm vụ xua đuối những con chim lớn hơn muốn cướp chỗ kiếm ăn của chim gõ kiếm. Chim ruồi thường hút mật hoa, nhưng nguồn mật hoa khan hiếm vào mùa đông khiến chúng phải hút nhựa cây làm thức ăn thay thế.

7. Chim gõ kiến Gila

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 5

Sống chủ yếu tại vùng sa mạc ở miền tây nam nước Mỹ và Mexico, chim gõ kiến Gila thường thường ăn côn trùng trên cây xương rồng. Ngoài ra, chúng chúng ăn quả xương rồng và trái mọng.

Loài chim này có vai trò quan trọng đối với loài xương rồng Saguaro vì chúng bắt côn trùng gây hại và dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.

8. “Lá chắn” bảo vệ khỏi gỗ vụn và mùn cưa

Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm để giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa trong quá trình đục thân cây.

Lớp lông cứng giúp ngăn dị vật bắn vào lỗ mũi trong khi lớp lông mềm hoạt động như một màng lọc ngăn chặn bụi khi chúng hô hấp. Ngoài ra, chim gõ kiến cũng có một lớp lông đặc biệt bảo vệ mắt.

9. Chim gõ kiến bắt ruồi

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 6

Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.

10 bí mật thú vị về loài chim gõ kiến - anh 7

Vào mùa thu và đông, chúng thường ăn hạt sồi và các loại hạt khác. Chúng cũng đục thân cây để làm tổ như các loài chim gõ kiến khác.

10. Chim vẹo cổ

Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn.

Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.

Xem thêm:

- Trái đất ngày càng nóng lên: Tương lai nhân loại sẽ về đâu?

- Khám phá thế giới bí mật của loài Kiến

- Thế giới bí ẩn loài cá mệnh danh “bóng ma của đại dương"

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.