Dưới đây là 10 hố thiên thạch lớn nhất trên Trái đất |
1. Hố thiên thạch Vredefort
Đây là hố thiên thạch được xác nhận lớn nhất trên Trái đất, với đường kính khoảng 300 km.
Với đường kính 300km, Vredefort là hố thiên thạch |
Hố thiên thạch nằm ở tỉnh Free State, Nam Phi, được gây ra bởi thiên thạch lớn hơn Núi Bàn ở Nam Phi rơi xuống Trái đất cách đây 2,02 tỷ năm.
2. Hố thiên thạch Sudbury
Hố thiên thạch Sudbury ở Ontario, Canada, có đường kính 130 km và khoảng 1,85 tỷ năm tuổi, tương đương với kích cỡ và tuổi của hố thiên thạch Vredefort ở Nam Phi.
Hố thiên thạch Sudbury cùng tuổi với Vredefort |
Hố Sudbury ban đầu được cho là có đường kính 260 km. Tuy nhiên, những mảnh đã từ vụ va chạm này được tìm thấy tại Minnesota, cách hố Sudbury khoảng 800 km. Do đó, các nhà địa chất học đang tiến hành đo đạc lại hố thiên thạch này.
3. Hố thiên thạch Chicxulub
Vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái đất, tạo ra hố Chicxulub trên bán đảo Yucatan, Mexico, cũng được cho là thủ phạm gây ra cuộc đại tuyệt chủng ở kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 65 triệu năm, trong đó có sự biến mất của loài khủng long trên Trái đất.
Tin liên quan: 6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014
Một số nhà khoa học nghĩ rằng hố Chicxulub ban đầu có thể lớn hơn hố Sudbury ở Ontario. Đường kính ban đầu của hố Chicxulub được ước tính khoảng 240 km, nhiều hơn so với đường kính hiện tại là 150 km.
4. Hố thiên thạch Popigai
Hố thiên thạch Popigai rất giàu kim cương. Cách đây khoảng 35 triệu năm, một thiên thạch đã rơi xuống vùng mỏ đá graphit giàu carbon ở Siberia, Nga.
Áp suất lớn và nhiệt độ cao từ vụ va chạm đã biến carbon thành kim cương. Theo chính phủ Nga, hố Popigai rộng 100 km và có trữ lượng kim cương cực kỳ lớn.
Hố thiên thạch Popigai rất giàu kim cương |
5. Hố thiên thạch Manicouagan
Nằm tại Quebec, Canada, Manicouagan là một trong những hố thiên thạch lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên hành tinh.
Hố rộng 100 km này hình thành sau một vụ va chạm giữ thiên thạch và Trái đất cách đây 214 triệu năm.
6. Hồ Acraman
Hồ Acraman ở nam Australia hình thành do ảnh hưởng từ một vụ thiên thạch rơi xuống Trái đất các đây 580 triệu năm. Hố thiên thạch có đường kính 90 km. Ảnh hưởng địa chất từ hố này có thấy ở khu vực Flinders Range, cách trung tâm hố khoản 300 km về phía đông.
Hồ Acraman cũng là khu vực mà các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của những dạng sống phức tạp đầu tiên trên Trái đất.
7. Hố thiên thạch Vịnh Chesapeake
Bị chôn vùi dưới lớp bùn ở đáy biển, hố Vịnh Chesapeake ở ngoài khơi bang Virginia (Mỹ) ước tính khoảng 35 triệu năm tuổi.
Đường bờ biển uống lượn ở phía tây Vịnh Chesapeake là chính là miệng của hố thiên thạch với đường kính 85 km. Kết quả khoan thăm dò vào năm 1983 cho thấy một hố thiên thạch lớn nằm dưới đáy vịnh.
8. Hố thiên thạch Morokweng
Hố thiên thạch Morokweng nằm dưới sa mạc Kalahari, Nam Phi. Hố Morokweng hình thành cách đây 145 triệu năm và có đường kính khoảng 70 km.
Các mảnh của thiên thạch tạo ra hố Morokweng vẫn nằm ở dưới hố này. Quá trình khoan đã đưa lên mặt đất một mảnh thiên thạch có đường kính 25 cm từ độ sâu khoảng 770m.
Các mảnh của thiên thạch còn sót lại |
9. Hố thiên thạch Kara
Kara là hố thiên thạch 70,3 triệu năm tuổi, nằm trên bán đảo Yugorsky, Nga. Các nhà khoa học nghĩ rằng hố thiên thạch rộng 65 km này ban đầu có đường kính rộng hơn nhiều, khoảng 120 km.
10. Hố thiên thạch Beaverhead
Hố thiên thạch 600 năm tuổi này năm trên địa phận bang Montana và Idaho. Đây được xem là hố thiên thạch lớn thứ 2 ở Mỹ.
Hố Beaverhead, với đường kính 60 km, không được phát hiện cho đến những năm 1990.
Xem thêm về Khám phá Vũ trụ:
1. Tàu vũ trụ Kepler phát hiện hành tinh mới trong Hệ Mặt trời
2. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
3. Nổ tia gamma – ‘Thủ phạm’ kết liễu sự sống ngoài Trái đất?
4. 6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014
5. Stephen Hawking: Trí thông minh nhân tạo đặt dấu chấm hết cho loài người
6. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại