10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

Mỹ, Nga, châu Âu là top 3 những nước nằm trong danh sách “10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ”.
10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

1. Mỹ – 18 tỷ USD

Không ngạc nhiên khi Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới trong việc chi tiền siêu khủng cho các dự án, chương trình thám hiểm vũ trụ của họ.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 1

Chương trình Apollo đưa người lên Mặt trăng thám hiểm

(1961 – 1975) của NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), thành lập năm 1958, là một cơ quan của chính phủ Mỹ có nhiệm vụ thực thi các chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không.

Đọc thêm: Khám phá bí mật cuộc sống của phi hành gia trong vũ trụ

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 2

Trạm không gian Skylab (1973)

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 3

Phi hành gia NASA

Chính phủ Mỹ đã chi số tiền khủng 18 tỷ USD cho ngân sách NASA (tổng ngân sách hiện tại của NASA).
Từ khi thành lập đến nay (56 năm), NASA đã thực hiện rất nhiều chương trình thám hiểm không gian như Chương trình Apollo đưa người lên Mặt trăng thám hiểm (1961 – 1975), xây dựng trạm không gian Skylab (1973) đầu tiên của Mỹ, đưa các tàu con thoi (thuộc dự án Chương trình tàu con thoi STS) cho các chuyến bay vào không gian...

2. Nga – 7,7 tỷ USD

Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 52 ngày phi hành gia người Nga Yuri Gagarin (1934 – 1968) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ vào ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông, Tổng thống Valdimir Putin tuyên bố từ năm 2013 đến 2020 Nga sẽ chi khoảng 50 tỷ USD cho các chương trình thám hiểm không gian.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 4

Tên lửa đẩy Proton-M trong dự án đưa người lên Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đang thực hiện kế hoạch đưa người lên Mặt trăng vào khoảng năm 2030. Cùng với các dự án xây dựng một trạm quỹ đạo trên quỹ đạo Mặt trăng cũng như đưa người lên sinh sống trên bề mặt của vệ tinh Trái đất này.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 5

Phi hành gia của Nga

Alexander Ivanov, Phó chủ tịch Roscosmos, cho biết chương trình "Chuyến bay có người lái lên Mặt trăng" dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng giai đoạn từ năm 2030 – 2035.

3. Châu Âu – 5,5 tỷ USD

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), thành lập năm 1975, là một tổ chức liên chính phủ gồm 20 nước thành viên chuyên trách việc thám hiểm vũ trụ tại châu Âu.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 6

Chương trình đưa người lên Mặt trăng của ESA

Các chương trình nổi tiếng của ESA bao gồm nhiệm vụ đưa tàu vũ trụ không người lái lên thám hiểm Mặt trăng, cộng tác chương trình phát triển kính thiên văn Vũ trụ Hubble của NASA (phóng lên không gian năm 1990, đặt trong 1 quỹ đạo cách Trái đất 610km).

Tổng hành dinh của ESA đặt tại Paris, Pháp. Trong đó, sân bay vũ trụ của ESA là Centre Spatial Guyanais (Guyana Space Centre) ở Kourou, Guiana thuộc Pháp, nơi này được chọn vì nó gần xích đạo và từ đó việc phóng lên các quỹ đạo quan trọng là dễ dàng hơn.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1) - anh 7

Trung tâm giám sát sứ mệnh của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA)

Các cơ quan khoa học của ESA đóng tại ESTEC ở Noordwijk, Hà Lan, Trạm Quan sát Mặt đất ESRIN ở Frascati, Ý, Trung tâm điều khiển ESA (ESOC) ở Darmstadt, Đức, và Trung tâm phi hành gia châu Âu (PACI), huấn luyện các phi hành gia tương lai đóng ở Köln, Đức.

Đọc thêm:

1. Khám phá bí mật cuộc sống của phi hành gia trong vũ trụ

2. Khám phá bí mật bên trong lõi Trái đất

3. Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay

4. Khám phá bí mật của sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồ

5. Hành trình khám phá bí ẩn não bộ, cơ quan phức tạp nhất vũ trụ

6. Bí mật khổng lồ của ‘kẻ giết người vô hình’ ngoài vũ trụ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.