Các chuyên gia đã xem xét 100 nghiên cứu liên quan đến hơn 48.000 loại thuốc. Đặc biệt, thuốc điều trị sốt rét và nhiễm khuẩn chiếm gần 65% thuốc giả.
Khoảng 72.000 đến 169.000 trẻ em có thể bị chết vì bệnh viêm phổi mỗi năm sau khi sử dụng các loại thuốc giả này. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh và Trường Y tế Vệ sinh và Nhiệt đới London do Tổ chức Y tế Thế giới ủy nhiệm, các loại thuốc giả có thể gây ra thêm 116.000 người tử vong do sốt rét ở vùng hạ Sahara.
Hình ảnh minh họa |
Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết trong một tuyên bố: "Hãy tưởng tượng một người mẹ đang phải nhịn ăn để dành tiền mua thuốc điều trị cho con mình mà không hề biết rằng đó đều là thuốc giả và thậm chí có thể dẫn tới nguyên nhân tử vong của chính con mình. Điều này là không thể chấp nhận."
Theo WHO thuốc giả bao gồm các sản phẩm chưa được các cơ quan quản lý chấp thuận, không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc cố tình làm sai lệch thành phần.
Trong năm 2013, WHO đã thiết lập một hệ thống giám sát tự nguyện toàn cầu đối với các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn và giả mạo và đã nhận được báo cáo về khoảng 1.500 loại thuốc có vấn đề. WHO cũng nhận được báo cáo về trường hợp vắc xin giả đối với một số bệnh nguy hiểm như viêm màng não.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, những trường hợp thuốc giả mà họ tìm thấy chỉ là "một phần nhỏ" và có thể sẽ còn 1 số lượng lớn thuốc giả khác chưa được phát hiện.
Theo AFP