13 triết lý 'để đời' của ông Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu, vốn nổi tiếng là người thông minh, liêm khiết và tài lãnh đạo xuất chúng – Vị thủ tướng đầu tiên của Singapore đã ra đi, nhưng những triết lý về cuộc đời, về người của ông được ghi nhớ mãi mãi.
13 triết lý 'để đời' của ông Lý Quang Diệu

Dưới đây là 13 câu nói ông Lý Quang Diệu đúc kết trong cuốn “Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000”:

13 triết lý 'để đời' của ông Lý Quang Diệu - anh 1

Ông Lý Quang Diệu sinh năm 1923 - mất năm 2015

Về con người Singapore: "Người Singapore tương tự như những chiếc máy tính, mang trong mình khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ và không bao giờ bị treo để có thể tiếp thu tinh hoa nhân loại".

Về ý chí vươn lên: "Dù đang nằm trên giường bệnh hay chuẩn bị qua đời, tôi sẽ cố gắng vượt qua nếu cảm thấy điều đó không đúng với bản thân mình”.

Xem thêm:

Nghìn giọt nước mắt rơi trước linh cữu ông Lý Quang Diệu

Về tự do ngôn luận: "Tự do báo chí và tự do ngôn luận phải nhường quyền ưu tiên cho những lợi ích thiết yếu, toàn vẹn của đất nước. Chúng cũng là công cụ đắc lực của một chính phủ ưu việt nhất".

Về quyền bình đẳng: "Tôi bắt đầu tin mọi con người đều có quyền bình đẳng. Đó là thứ khó khăn nhất có thể đạt được".

Về những gì bản thân làm cho đất nước: "Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".

Về mối quan hệ kinh tế - chính trị: "Cải cách chính trị không nhất thiết phải song hành cùng tự do hoá kinh tế. Theo tôi, một người không thể thành công nếu có đầy đủ mọi thứ”.

Về nghệ thuật lãnh đạo: "Một người không thể kiểm soát những người đi theo mình - dù có đưa ra lời đe doạ nào hay không - không thể trở thành nhà lãnh đạo".

13 triết lý 'để đời' của ông Lý Quang Diệu - anh 2

Ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của Singapore

So sánh con người qua các thời kỳ: "Tôi đã lớn lên trong 4 năm ở Anh cũng như thời điểm đất nước gặp chiến tranh, bị chiếm giữ, rồi bị tái chiếm. Trải qua khoảng thời gian ấy thật đáng tự hào, song tôi tự hỏi liệu trong cùng một thời kỳ, con người thời đó liệu có thể làm việc tốt hơn chúng ta bây giờ hay không”.

Về tầm quan trọng của ngoại thương trong nền kinh tế: "Nếu bạn không tiến hành hoạt động mua bán quốc tế trong khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó, bạn đang tự loại bỏ mình khỏi hoạt động kinh doanh".

Về bầu cử: "Tôi không coi việc bầu cử như một phương thức điều hành chính phủ. Việc đó thể hiện tinh thần yếu kém, bất lực, gió chiều nào theo chiều ấy, làm theo mọi thứ truyền thông dắt mũi".

Có thể bạn quan tâm:

Toàn bộ 148 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay Đức gặp nạn [Cập nhật]

Tin mới nhất: Máy bay A320 của Đức đã đột ngột giảm 4,2km trong 6 phút

Về dân chủ: "Chưa kể tới rất ít ngoại lệ, dân chủ thường không đồng hành với chính quyền tốt ở những quốc gia đang phát triển. Các giá trị chân truyền của châu Á khác với ở châu Âu hay Mỹ, nơi tự do thuộc về mỗi người".

Về những cáo buộc vi phạm quyền công dân: "Tôi thường bị kết tội vì đã cản trở lối sống cá nhân của công dân mình. Nếu tôi không làm vậy, đất nước không thể tiến bộ như bây giờ được".

Về cáo buộc ông là kẻ độc tài: "Tôi không phủ nhận đảng phái của tôi chính là chính phủ Singapore và ngược lại".

Ông Lý Quang Diệu (1923 - 2015), là người thành lập Đảng Hành động nhân dân năm 1954. Sau đó ông đã trở thành thủ tướng Singapore năm 1959 trước khi lãnh đạo nhân dân đảo quốc này tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1963 và tuyên bố độc lập vào năm 1965.

Ông Lý Quang Diệu cũng chính là thân sinh của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong).
Ông Lý làm thủ tướng Singapore trong 31 năm, cho tới năm 1990. Sau khi thôi giữ chức thủ tướng, ông tiếp tục làm việc trong chính phủ cho tới năm 2011.
Ông Lý Quang Diệu được xem là cha đẻ của một Singapore hiện đại ngày nay khi có công đưa quốc đảo Sư tử này trở thành một trong những nền kinh tế giàu có nhất châu Á chỉ trong vòng ba thập kỷ.
Ông Lý được xem là chính khách có ảnh hưởng nhất tại Singapore. Cựu Thủ tướng nhận được sự kính trọng của nhiều người dân nước này, đặc biệt là những người lớn tuổi, bởi khả năng lãnh đạo của ông.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

Ông Lý Quang Diệu: Vợ tôi sống 1 cuộc đời đầy ắp sự ấm áp

Hàng triệu người dân Singapore đau buồn vô hạn khi ông Lý Quang Diệu qua đời

Tổng thống Mỹ: "Ông Lý Quang Diệu là 1 người khổng lồ thực sự của lịch sử"

Bí quyết 'hóa rồng' của Singapore và cuốn hồi ký vô giá của ông Lý Quang Diệu

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.